Cụ Bà 80 Tuổi Ngọt Ngào Khuyên Chồng Niệm Phật Vãng Sanh [Video]

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Đại Sư Ấn Quang khai thị ba điều lúc lâm chung:

    1. Phải khéo khai thị an ủi, khiến cho bịnh nhân sắp mất sanh lòng chánh tín. Tha thiết khuyên bịnh nhân, buông bỏ tất cả, nhất tâm niệm Phật, nếu có dặn dò việc gì, bảo họ mau dặn dò, dặn dò xong, bảo họ không nên lo nghĩ chuyện khác, chỉ nghĩ đến ta sắp theo Phật sanh về cõi Cực Lạc, nhất tâm chí thành niệm Phật, nhất định cảm được lòng từ bi của Phật, Ngài đích thân đến tiếp dẫn, liền được vãng sanh.

    2. Mọi người luân phiên niệm Phật, để hộ trì tịnh niệm cho bịnh nhân. Tâm lực của bịnh nhân yếu ớt, không thể liên tục niệm lâu dài, ngay trong lúc này phải nhờ người khác hộ niệm, mới được đắc lực. Nên biết rằng: Những người chịu giúp bịnh nhân tịnh niệm vãng sanh, cũng được quả báo người khác hộ niệm cho mình, đừng nói là chỉ vì cha mẹ mới hộ niệm như vậy, cho dù là người không quen biết cũng phải giúp họ hộ niệm, cũng là bồi dưỡng phước điền của mình, giúp cho một người thành tựu vãng sanh tịnh độ, tức là giúp cho một người thành tựu làm Phật, hộ niệm nên chia thành từng nhóm luân phiên niệm Phật, pháp khí chỉ dùng một cái khánh, niệm Phật không mau không chậm, từng chữ rõ ràng.

    3. Tuyệt đối không nên dời động hay khóc lóc, e sợ làm hỏng việc. Bịnh nhân lúc sắp phân chia Phàm, Thánh, Người, Quỷ, lúc đó chỉ niệm Phật cho thần thức của họ, không nên lau mình, thay quần áo, dời động, khóc lóc, để cho họ tự nhiên ngồi nằm, vì vậy có thuyết rằng: Đỉnh nóng sanh cõi Phật, nơi mắt sanh cõi trời, ngực nóng sanh cõi người, bụng nóng sanh ngạ quỷ, đầu gối đọa súc sanh, bàn chân xuống địa ngục. Lúc này mọi người nên khẩn thiết mà niệm Phật, không nên thăm dò hơi nóng của người lúc lâm chung, họ quyết định đới nghiệp vãng sanh.

    Nếu người bệnh đã dứt hơi thở, người trong nhà chớ nên bi ai khóc lóc, cũng không nên hoang mang vội vã, cần tiếp tục gia công niệm Phật, cùng chung niệm Phật liên tục từ 3 cho đến 5 canh giờ sau mới ngưng nghỉ. Nếu người chết hơi ấm còn chưa tan hết, chẳng nên tô điểm, cũng không được lấy tay sờ mó lên thi thể. Đợi đến khi hơi ấm tan hết, sau đó mới trang điểm tẩm liệm. Chớ nên đốt “quan phiếu” (giấy công cứ) cùng giấy tờ vàng mã tế lễ.

    Lời phụ: Nếu người chết lúc sanh tiền không tu tịnh nghiệp, thì đến lúc này đây hoàn toàn trông vào tha lực, chính là từ trước lúc tắt hơi thở trở đi niệm Phật ngay cho tới khi nhập quan về sau. Tuy không mong được lợi ích nhiều, nhưng lợi ích có thừa. Chỉ có lúc lâm chung mới qui tụ được người đồng chí phân ban niệm Phật, giúp người mất được chánh niệm vãng sanh. Cho nên niệm Phật là điều không thể thiếu được.

    Thứ nữa, trừ các nghi thức thông thường ra, nên dán cáo phó viết thêm vào các khoảng còn trống. Viết rằng: “Trong hàn-xá có tang, cả nhà đều tuân thủ theo Phật chế, chẳng giết sanh mạng, chẳng dùng đồ mặn, các thứ nồng cay, chẳng đốt vàng mã giấy tiền. Quý khách có lòng viếng thăm phúng điếu, ngoài việc dâng hương niệm Phật ra, chẳng dám phiền đến các việc khác.”

    Đại Sư Ấn Quang khai thị
    Video khai thị:

    Cụ ông Nguyễn Chí Công pháp danh Thiện Tâm 84 tuổi, mang bệnh tuyến tiền liệt 20 năm do nằm lâu nên tay chân bị co rút. Hai vợ chồng cụ 60 năm yêu thương, chăm sóc cho nhau những lúc bệnh đau, hạnh phúc đầm ấm thủy chung, nuôi dạy con hiếu thảo, gia đình lễ nghĩa mẫu mực, ông bà cùng các con rất kính Tam Bảo. Khi cụ ông lâm chung gia đình đã mời ban hộ niệm A Di Đà chùa Hưng Thiền tỉnh Tiền Giang đến khai thị cho cụ ông. Cụ bà luôn kề cận sát bên cụ ông, nhẹ nhàng khuyên cụ ông nên xả bỏ vạn duyên và không tỏ vẻ khóc lóc luyến thương để cụ ông an lòng niệm Phật cầu vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Cụ bà thật sự vừa là một hiền thê, vừa là một bậc thiện trí thức thật sự.

    Nam Mô A Di Đà Phật

     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người