Đi tìm khởi nguồn của khổ đau trong triết lý nhà Phật

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Đức Phật dạy khởi nguồn của mọi khổ đau là sân hận, tự cao, đố kỵ, chấp thủ và vô minh. 5 điều này khiến con người chìm sâu vào tầm thường, mỏi mệt và yếu đuối.

    [​IMG]

    1. Sân giận nhiễu hại tâm thức của chúng ta, là khởi nguồn của mọi khổ đau. Khi một người sân giận, họ mất đi lý trí. Nếu như hai người tranh luận về một vấn đề và trở nên sân giận, họ sẽ quên đi vấn đề thiết thực mà họ cần tranh luận lúc ban đầu. Pháp đối trị cho sân giận là tâm từ bi và hạnh nhẫn nhục.

    Không thể diệt trừ tất cả những gì bạn ghét, cũng không thể khuất phục được kẻ thù, nhưng diệt trừ sân giận trong tâm mình thì lại dễ dàng hơn. Bạn sẽ không xấu đi nếu như ai đó nói xấu bạn, bạn cũng sẽ không trở thành tên trộm nếu như ai đó đổ tội ăn cắp cho bạn.

    2. Tự cao dẫn tới bất hạnh, bởi thực tế luôn có người hơn bạn. Khi bạn phát hiện ra rằng có ai đó giàu có hơn bạn, ưa nhìn hơn bạn và nổi tiếng hơn bạn thì niềm kiêu hãnh của bạn sẽ bị tổn thương và bạn sẽ trở nên tự ti, bất hạnh. Bạn không thể trở thành người số một trong mọi lĩnh vực, vì thế tốt hơn hết hãy khiêm cung. Khiêm cung là pháp đối trị cho tự cao. Trong cuộc sống, những người khiêm cung sẽ được tôn trọng và kính trọng hơn.

    3. Đố kỵ là một trạng thái tâm tiêu cực, ngăn cản chúng ta tận hưởng những gì chúng ta đang có. Chúng ta muốn có nhiều hơn những gì người khác có. Trong sự lo toan cố gắng sở hữu những thứ người khác có, chúng ta không thể tận hưởng những gì chúng ta có.
    Tu tập Phật pháp, làm những thiện hạnh tích cực mà trong tâm còn đố kỵ, thì sự tu tập trở thành tiêu cực, bất kể trông bề ngoài như thế nào, điều quyết định là ý định tốt hay xấu hàm chứa phía sau!

    Bởi vậy, khi muốn làm một điều tích cực, đặc biệt là dưới danh nghĩa Phật Pháp, chúng ta phải có động cơ vì lợi ích của người khác, hoặc ít nhất với mong muốn tích lũy công đức cho mình, không phải vì mục đích hơn người.
    4. Chấp thủ bắt nguồn từ “Tôi và Của Tôi”. Đây là trạng thái ích kỷ của tâm. Nhà tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi, người yêu tôi, thứ này Của Tôi và thứ kia Của Tôi. Sự chấp thủ này làm cho chúng ta có cảm giác giả tạo rằng mọi thứ đều bền vững, mạnh mẽ và kiên cố.
    Cũng như vậy, chúng ta còn chấp thủ vào khái niệm mà chúng ta áp đặt cho mọi sự vật hiện tượng. Khi một ai đó hoặc mọi thứ không giống với những ý niệm hoặc tính cách mà chúng ta áp đặt cho một người bạn, người cha hoặc người yêu thì sự khổ đau sẽ ùa tới.
    Nhưng phải hiểu rằng tất cả những thứ duyên hợp kia đều vô thường trong mọi khoảng khắc, mặc dù nó dường như bền vững. “Đời là vô thường”, không gì có thể tồn tại vĩnh viễn, hãy nhớ điều đó.

    5. Đức Phật đã dạy rằng căn nguyên của mọi khổ đau là vô minh. Bởi vô minh nên ta nghĩ rằng mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại một cách chắc trực như nó xuất hiện.
    Tốt và xấu chỉ là những sự phản chiếu các quan niệm của chính chúng ta. Giàu và nghèo cũng chỉ là tương đối. Một người tốt đối với bạn lại có thể là người xấu hoặc kẻ thù đối với người khác. Chỉ có sự hiểu biết về bản chất chân không của những khái niệm trong tâm chúng ta sẽ dẫn chúng ta xa lìa vô minh.
    Theo Thư viện Hoa Sen​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người