Đội mưa, leo mái nhà để... cầu an ở chùa Phúc Khánh

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Tối 4.3, bất chấp trời mưa dày hạt, nhiều người vẫn ngồi giữa lòng đường, thậm chí trèo lên cả mái nhà để cầu an tại chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội).

    Với quan niệm “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, tối 4.3 (tức 14 tháng Giêng âm lịch), tại chùa Phúc Khánh, người dân tấp nập đến lễ Phật, cầu bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.

    Theo ghi nhận của phóng viên, hàng nghìn người đã có mặt tại đây từ rất sớm để “xí chỗ” làm lễ. 18h, khuôn viên chùa Phúc Khánh đã không còn một chỗ trống. Nhiều người đến sau phải chấp nhận đứng “đội mưa” hàng tiếng đồng hồ dưới lòng đường trước của chùa trên đường Tây Sơn để làm lễ.

    Một số người cho biết, họ đến từ 17h30 nhưng trong chùa đã chật kín người nên họ phải trèo lên mái nhà ở khu dân cư phía sau chùa để cầu bình an cho cả gia đình.

    [​IMG]
    Hàng nghìn người “đội mưa” ngồi kín dưới lòng đường trước cổng chùa Phúc Khánh trên đường Tây Sơn, gần cầu vượt Ngã Tư Sở.

    [​IMG]
    Theo quan niệm, đây là ngày rằm quan trọng nhất trong năm nên nhiều người vẫn ngồi cầu an hàng tiếng đồng hồ, bất chấp trời mưa

    [​IMG]
    Cả một đoạn lòng đường dài chật kín người, nhiều người phải chen nhau đứng trên thành cầu vượt, chắp tay cầu an

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Lan (65 tuổi, đường Ngọc Lai, Hà Nội) cho biết: "Năm nay tôi bị sao Thái Bạch chiếu nên cầu mong tai qua nạn khỏi, gia đình được bình an".

    [​IMG]
    Đầu trùm áo mưa, tay bế con, chị Nguyễn Mỹ Huyền chia sẻ: “Tôi không bị sao xấu nào chiếu cả nhưng hôm nay là ngày quan trọng nên dù trời mưa nhưng đó không phải là vấn đề”

    [​IMG]
    Chị Huyền cũng như bao người khác đến đây cầu bình an cho cả gia đình dù không phải năm tuổi

    [​IMG]
    Tay cầm ô che mưa, bà Vân (42 tuổi, Hà Nội), khuôn mặt thành kính, lẩm bẩm theo kinh Phật. “Tôi năm nay bị sao La Hầu chiếu nên rất lo lắng, muốn dâng sao giải hạn, cầu mong mọi điều xấu sẽ không xảy ra với mình và gia đình”, bà chia sẻ.

    [​IMG]
    Tuy thời tiết không ủng hộ cho việc cầu an nhưng nhiều người vẫn không bỏ vị trí của mình, họ ngồi đến hết giờ làm lễ mới đứng dậy

    [​IMG]
    Ngồi trên hiên của khu nhà tập thể cũ đối diện với chùa Phúc Khánh ở cửa sau, chị Lý Thiên Hương cho biết, chị đến đây từ 17h30 nhưng trong chùa đã hết chỗ. Chị phải ngồi lên đây để tránh mưa lại không phải chen chúc. "Phật tại tâm mình mà", chị nói.

    [​IMG]
    Ngồi sát phía sau chị Hương là bà Đỗ Thị Hiền (77 tuổi). Bà cũng đến muộn nên ngồi niệm Phật ở đây. “Tôi già rồi, không thể chen nhau với mọi người được. Cầu bình an cho cả gia đình, con cháu làm ăn được yên ổn, may mắn”, bà cho biết.

    [​IMG]
    Tuy phải ngồi từ xa trên hiên chung cư nhưng mọi người rất vui vẻ, nói chuyện về gia đình, tuổi tác có bị sao xấu chiếu hay không

    [​IMG]
    Phía cổng sau của chùa Phúc Khánh cũng không còn một chỗ trống

    [​IMG]
    Người dân tìm mọi cách để hướng vào phía trong cầu an bằng cách ngồi lên mái nhà trước hiên của khu tập thể cũ

    [​IMG]
    Ngồi chật kín cả trên mái nhà

    [​IMG]
    Lượng người leo lên mái nhà mỗi lúc một đông

    [​IMG]
    Một số người cố chen vào nhưng bị công an ngăn lại

    [​IMG]
    Phía trong chùa chật ních người

    [​IMG]
    20h30, khóa lễ cầu an kết thúc. Mọi người ra về trong niềm khấn khởi. Năm nay người dân có ý thức hơn những năm trước, khi ra về ai cũng cầm giấy, báo lên bỏ vào thùng rác.

    [​IMG]
    Rất nhiều người ngồi phía ngoài, sau khóa lễ cầu an đã đổ dồn vào phiá trong đặt lễ

    [​IMG]
    Trước đó, khoảng 17h, đường Tây Sơn tắc nghẽn cục bộ do người dân đổ về chùa Phúc Khánh quá đông.
    Theo Hồng Phú
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người