Đức Phật dạy rằng hạnh phúc là một trong bảy tố yếu của sự giác ngộ

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Có một cuộc sống hạnh phúc là mơ ước của tất cả mọi người. Tuy nhiên việc định nghĩa thế nào là hạnh phúc lại nằm ở mỗi cá nhân. Có người cho rằng thế này là hạnh phúc, nhưng cũng có người nghĩ rằng phải thế kia. Tất thảy đều nằm trong tâm thức của mỗi người.

    [​IMG]
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh​

    Đức Phật dạy rằng hạnh phúc là một trong bảy tố yếu của sự giác ngộ.

    Khi đức Phật giải thích về hạnh phúc, thể chất và cảm xúc có mối tương quan hoặc dính mặc vào môt đối tượng. Ví dụ, cảm giác tai nghe được tạo ra khi một tri giác về tai đến kết nối với xúc cảm về đối tượng âm thanh. Tương tự như thế, hạnh phúc thông thường là một cảm giác có được từ một đối tượng, ví dụ về sự kết quả của hạnh phúc, như nhận một giải thưởng, hoặc mặc một đôi giày đẹp mới.

    Vấn đề ở chỗ hạnh phúc thông thường thì chưa bao giờ được kéo dài. Bởi vì đối tượng của hạnh phúc không thể tồn tại. Kết quả của một hạnh phúc sẽ sớm theo sau là một nỗi buồn và đôi dày phải cởi ra. Điều đáng buồn hầu hết chúng ta đi vào cuộc sống để tìm kiếm những thứ làm chúng ta hạnh phúc. Song hạnh phúc chúng ta cho là phúc mĩ mãn chưa bao giờ vĩnh cửu, vì thế chúng ta tiếp tục tìm kiếm.

    Hạnh phúc là một yếu tố giác ngộ không phụ thuộc vào các đối tượng, song là một trạng thái tu tập của tâm thông qua việc rèn luyện về tinh thần. Bởi vì nó không phụ thuộc vào đối tượng nhất thời, nó cũng không đến và không đi. Một người tu tập về hạnh phúc vẫn cảm thấy bị ảnh hưởng của những cảm xúc tạm thời về hạnh phúc và sự buồn bã, nhưng lại thấu hiểu được bản chất vô thường và không thật của chúng. Anh hoặc chị không thể nắm giữ mãi mãi những thứ mình muốn và tránh xa những điều mình không muốn.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thầy đi khắp thế giới để truyền dạy và viết hơn 100 cuốn sách về Phật giáo. Cả cuộc đời mình, thầy dồn tâm huyết vào Phật giáo với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.

    Bàn về hạnh phúc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng, hạnh phúc của con người có thể rất lớn nhưng ý thức đó cũng làm cho con người đau khổ vì ta biết rằng: Thế nào mình cũng phải chết. Những con vật không nghĩ về cái chết, nó không có những câu hỏi siêu hình như: Mình từ đâu sinh ra? Từ đâu tới đây? Tại sao mình chỉ ở lại chừng 100 năm rồi cuối cùng tan thành tro bụi? Tại sao mình trở thành có và từ có mình lại trở thành không?… Muốn được sống sót, con người phải tìm ra đường hướng để trị cái bệnh ưu tư, lo sợ này. Do đó mới sinh ra tôn giáo.

    Con người nghĩ rằng thế giới này do một đấng tạo hóa tạo dựng ra. Đấng tạo hóa luôn luôn có đó, không sinh cũng không diệt. Đấng tạo hóa tạo dựng ra con người và thế giới và khi chết mình được trở về ngồi dưới chân Thượng đế. Lúc ấy, linh hồn mình trở thành bất diệt. Đó là phương thuốc an thần con người đặt ra để trị chứng bệnh ưu tư của mình. Phương thuốc này là tôn giáo.

    Thiền sư cho rằng, hạnh phúc là những điều bình dị ở trong ta, quanh ta, gạt mọi sân si, bon chen ra sẽ thấy.
    Sưu tầm​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người