Đức Phật nói: "Đời người là bể khổ", vậy làm gì để hết khổ?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    "Tất cả mọi sự xuất hiện trên thế gian này đều vô thường, đều nằm trong chu kỳ của "sanh, trụ, dị, diệt", nghĩa là xuất hiện, rồi có mặt một khoảng thời gian, rồi thay đổi, rồi hoại diệt".

    Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình. Không ai nói rằng tôi không khổ cả. Vậy nguyên nhân thực sự phía sau đó là gì? Hãy cùng đọc câu chuyện cổ Phật gia được trích trong “Pháp cú kinh” dưới đây.

    Một ngày nọ, A Na Luật cùng 4 vị đồng tu mới quây quần ngồi bên nhau. Họ đàm luận về chủ đề: Nỗi khổ nào là lớn nhất của đời người?

    Một vị nói: “Đời người khổ nhất là lòng tham. Bởi vì một khi lòng tham không được thỏa mãn thì sẽ thống khổ vô cùng. Không có từ ngữ nào diễn tả hết cho được”.

    Một vị khác liền nói: “Tôi lại thấy đời người khổ nhất là không được ăn no. Một khi không được ăn no thì bụng đói cứ kêu réo mãi. Như thế thật sự là thống khổ không gì bằng!”

    Một vị lại cất giọng: “Con người sống trên đời khổ nhất chính là tức giận, oán thù. Bởi vì một khi phát tiết lên, tức giận sẽ khiến lửa từ mắt bốc lên, lúc ấy trong lòng quả thật là quá khổ!”

    Vị còn lại cũng đàm luận rằng: “Tôi lại thấy rằng, con người khổ nhất là sự nhát gan, trước sợ lang sói, sau sợ hùm beo, không có một giây phút nào cảm thấy bình an cả. Như thế thì thật là thống khổ!”

    Đúng lúc này, Phật Thích Ca Mâu Ni đi qua, nghe thấy cuộc đàm luận sôi nổi bèn đưa ra lời giáo huấn:

    “Các con đều chưa nói được nguyên nhân thật sự của cái khổ. Tất cả những điều các con nói ra đều chỉ xuất phát từ thành kiến trong những thói quen của tiền kiếp dưỡng thành mà thôi.

    Trong số các con, có người từng là chim bồ câu kiếp trước sống phóng túng quá nhiều chuyển thế, vì vậy mà cho rằng dục vọng, tham lam là khổ nhất. Có người kiếp trước là con chim ưng đói chuyển thế nên cho rằng đói khát là khổ nhất. Có người là rắn độc chuyển thế nên cho rằng tức giận, oán thù là khổ nhất. Còn có người kiếp trước là con thỏ nên luôn cảm thấy sợ hãi là khổ nhất. Tất cả những điều khổ nhất trên thế gian này, đều là xuất phát từ thân thể. Làm người chính là phải chịu khổ. Vì thế, nếu thực sự muốn thoát ra khỏi bể khổ thì chỉ có cách duy nhất là tu luyện.”

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ

    Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt.

    Chỉ khi biết thế nào là mệt mỏi, thì mới cảm nhận được thế nào là an nhàn; nếm qua cay đắng thì mới biết thế nào là ngọt bùi. Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.

    Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng. Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị.

    Khổ có thể giúp một người trưởng thành

    Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

    Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

    Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng.

    Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.

    Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.

    Bạn hãy luôn nhớ rằng:

    Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn trọng bạn.

    Bạn tin tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin tưởng bạn.

    Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành công!
    Theo Phụ Nữ Today
    Tình yêu không có lỗi, lỗi tại...

    Nam Mô A Di Đà Phật

     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người