Giải Trừ Định Nghiệp

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Chúng ta lúc nào cùng than, cũng trách, cũng phiền não, cũng tính toán, cũng so đo, cũng hay buồn đau, biết trước vẫn buồn, không biết thì than thân trách phận, nghèo than nghèo, khổ, không tiền.... Giàu thì cũng than phiền muốn tìm kiếm thêm, lại tính toán trăm bề.... Có người thì làm việc thiện, hiền lành rồi gặp nạn, bệnh tật, tất bật vẫn nghèo thì hay than trời rồi gọi trời, gọi đất mà kể lể.

    [​IMG]
    Nhưng chúng ta đâu biết, tất cả chuyện đều có nhân quả của nó, đủ nhân duyên sẽ hợp lại và tạo thành quả, chuyện nào đến rồi nó sẽ đến, có trốn tránh, hay xa lánh nó vẫn kiếm mình mà đến, tuy nói đời là vô thường nhưng khi chúng ta làm kiếp người mọi chuyện đều có chữ số mạng cả, nghèo hay giàu, khổ hay vui, mạnh hay khỏe..... tất cả đã định rồi (Nhân gian ưa dùng câu giầy dép còn có số huống chi là kiếp con người)
    Mang thân xinh đẹp hay thân hình xấu xí, nghèo hèn không có đồng nào trong túi và đến người trông tay toàn tiền tỉ, người cao lương mỹ vị, người không có miếng cơm manh áo... nhưng bạn có biết là tất cả đều là do nhân quả nghiệp báo của mỗi người.
    Nếu chúng ta ăn ở hiền lành biết tu, biết sửa đổi, sám hối, biết bố thí, khởi niệm từ bi, hướng thiện, phóng sanh, ấn tống thiện sách.... tuy là số mạng không tránh được định nghiệp nhưng khi nghiệp đến sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều và sẽ xoay chuyển được định nghiệp tốt hơn, nếu chúng ta đã nghèo đã khổ rồi mà lại mà không chịu lắng nghe đạo lý mà ăn rồi lo chửi lộn cùng lối xóm, cách nói chuyện không nể ai, làm mọi chuyện xấu thì khi đủ nhân duyên và định nghiệp (quả báo) đến thì đau càng thêm khổ như lửa đang cháy mà đổ thêm dầu vậy...
    Nếu như năm đó, đầu năm đã gặp nạn, vài tháng sau lại gặp nạn tiếp.v.v.... vậy năm đó mạng mình không tốt, nhưng nếu biết khéo tu, hướng thiện, làm lành, giúp người... dĩ nhiên nạn vẫn không tiêu hẳn nhưng sẽ nhẹ rất nhiều. Ví dụ nha! Chúng ta vận hành xe máy tông vô là chết nhưng khi biết tu sẽ té như chỉ bị trầy xướt nhẹ!
    Một hôm mình đi bệnh viện nuôi mẹ mình bệnh có một vụ tai nạn mà mình ko thể nghĩ ra, một thanh niên 19 tuổi, 2 xe ngược chiều đi tốc độ cao, khoảng 9 giờ đêm, hai xe tông nhau, xe thanh niên 19 tuổi đó nát ra, người cùng tông với anh thanh niên đó bị thương nặng lắm, "còn anh thanh niên đó không sao hết, trầy hơi hơi.... đáng lẽ anh thanh niên 19 tuổi chết rồi nhưng không sao.
    Vì vui mừng mẹ anh thanh niên đó kể, từ khi lớn lên anh có đọc phật pháp và ăn chay, hiền lắm, vì mẹ đi chùa, thầy nói năm đó là sẽ không giữ được mạng "như vì anh thanh niên 19 tuổi đó đã ăn chay, giúp người, ăn ở hiền lành... nên đã vượt qua được hoạn nạn!
    Còn nhiều chuyện như vậy lắm nếu minh kể là tới sáng cũng không hết. Nhưng hôm đó mình chứng kiến mình bất ngờ lắm, mình không hiểu sao, nhưng khi mẹ người đó kể sự việc mình mới hiểu. Vậy chúng ta đừng trách than nữa, cố gắng bớt ngày ăn mặn và thêm vào ngày ăn chay, hướng thiện và chấp nhận những gì đang đến thì vui vẽ chấp nhận, dù sao nhân đó cũng là do mình đã tạo từ trước (quá khứ hay hay tiền kiếp) nhưng biết khéo tu sẽ xoay chuyển hoặc giảm nhẹ bớt nghiệp báo của mình, rồi khi mình khổ hay gặp hoạn nạn sẽ có người giúp mình, khi mình bệnh sẽ có vòng tay nhân ái, nhưng có qua hay không là do chính tâm mình cả. Vì mỗi người hình dáng không giống nhau, thì nhân quả và nghiệp báo cũng khác nhau. Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng khác nhau. Có nhiều người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả, trả mãi không hết. Nên nói: "nợ cao như núi". Ðó cũng là núi nghiệp chướng, núi ấy ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Nợ nợ chồng chất, rối rắm vô ngần, chẳng sao gở sạch. Ðó là vì duyên cớ gì? Vì là ngày trước họ tính lời quá cao, đem tiền cho vay rồi họ lấy lời cắt cổ. Thật là lòng tham không đáy. Họ nghĩ rằng mình chiếm thượng phong, nào ngờ kết quả là mình chiụ thua lỗ. Nghiệp chướng của họ ngày thêm sâu dày, đến độ cuối cùng họ chẳng sao rút chân ra đặng.
    Có người thiếu nợ là phải làm cha, có người thiếu nợ là phải làm mẹ, có người thiếu nợ là phải làm chồng, làm vợ, hoặc phải làm con gái, phải làm con trai để trả nợ. Nên nói "Cha mẹ đói khát, là nợ luân thường" Không biết là bao nhân duyên hội họp để khiến vận mạng ngày nay của chúng ta an bài như vậy. Nhưng đa số người ta, vì không hiểu rõ mọi sự vốn có tiền nhân hậu quả và khó trốn tránh định nghiệp nên có khi họ không chịu nhận nợ này và nghĩ rằng có thể quỵt nợ chẳng trả. Rõ ràng là thiếu nợ song không chịu thừa nhận. Cũng chính vì có những kẻ không biết điều như vậy nên thế giới mới đầy chuyện rắc rối. Bạn có rắc rối của bạn, tôi có phiền phức của tôi, họ có phiền não của họ. Ai cũng có nhân quả rối răm, thiện ác xen lẩn và chằng chịt. Nếu ngẫu nhiên gặp được Phật pháp, nghe được đạo lý luân hồi - nhân quả -nghiệp báo thì mới hiểu được chút ít. Song lẽ hôm nay hiểu rõ, ngày mai lại hồ đồ mê muội. Rồi ngày mốt sáng óc, song ngày kế đó lại thành mê muội. Vậy là tới cục diện "trí, ngu bằng nhau". Hiểu biết và ngu muội thì bằng nhau. Lúc hồ đồ thì chẳng nghĩ đến tu hành, lúc sáng suốt thì nghĩ đến tu đạo. Nhưng thời gian tu trì thì ngắn ngủi, mà thời gian mê muội thì quá nhiều. Vì vậy thành quả do tu hành chẳng thể bằng tổn thất do ngu muội. Trí huệ ngày càng sa sút mà u mê ngày càng gia tăng. Rồi trong vòng kềm tỏa của màn vô minh, họ làm không biết bao là chuyện mê muội (chuyện xấu). Khi lòng mờ mịt, thì sẽ dẫn tới thân mê muội luôn. Khi lòng khởi dậy tham, sân, si, thì thân sẽ phạm tội như sát sanh, trộm cắp, tà dâm.... Ðó chính là những trương mục nợ nần và mê muội không thể nào thanh toán cho sạch.
    Vì vậy trong gia đình thân quyến có lúc bất hòa: ví như cha con bất hòa, mẹ con tranh chấp, vợ chồng cải lẫy, anh em đấu tranh, chị em gây lộn... đủ thứ chuyện rắc rối sản sinh. Chuyện đã như vậy, song họ chẳng ai thừa nhận, chẳng chịu thấy đây là nợ nần, mà ngược lại cảm thấy mình bị thiệt thòi. Kỳ thật, những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ. Trước kia gieo nhân gì, nay gặt quả là vậy, có gì đâu mà phải oán hận? Nên có câu rằng: "Kẻ biết mệnh trời thì không đứng dưới bước tường nghiêng đổ. Y không trách trời, không đổ lỗi cho người khác. Y biết hạ mình để học hỏi và nâng cao đạo đức để tiến lên. "Người tu trước tiên phải hiểu lý nhân quả, không nên gieo nhân một cách bừa bãi, phải trồng nhân cho thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì mình tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại. Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng rối rắm chẳng rõ; cũng không thể để chuyện thị phi đúng sai hổn tạp chẳng rành. Một khi mình đã phân biệt được trắng - đen, chân (thật) - giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên trở về với bản thể thanh tịnh, bản tánh chơn như mầu nhiệm.
    Hiểu rỏ thêm về Nhân quả - Nghiệp báoTừ lâu, chúng ta thường nghe nói gieo nhân nào thì chịu quả nấy, tức là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, không sai.
    Song, trong kinh Phật có dạy như vậy không? Đây là điều mà chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận, vì đa số người mới tu đều nghĩ rằng: Xưa kia làm điều tội ác, ngày nay tu hành là mong giảm bớt khổ đau.
    Nhưng, nếu trước đã gây nhân nào sau phải chịu quả nấy thì tu để làm gì?
    Tu cốt cho hết khổ, mà nếu gây nhân nào phải thọ nhận quả nấy thì tu đâu có hết khổ?
    Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa nông cạn, đơn giản là tác nhân nào thọ quả nấy thì sẽ thối tâm không tu được. Lý nhân quả của đạo Phật không cố định là tác nhân nào thọ quả nấy, mà cũng không phải tác nhân mà không thọ quả, nó rất phức tạp vì còn phải phụ thuộc vào DUYÊN phụ trợ.
    Ví dụ như ta gieo nhân 1 nào đó cây xuống đất, nếu gặp duyên tốt phụ trợ như có người chăm bón tưới nước, bón phân.... thì cây cho ra quả tốt, nếu không có duyên tốt phụ trợ như không ai chăm bón, tưới nước, bón phân thì lại cho ra quả khác với cây gặp duyên tốt phụ trợ...
    Kinh A Hàm Phật có dạy: Người gây nhân bất thiện, trước hoặc sau họ biết tu thân, tu giới, tu tâm thì quả sẽ đổi thay. Nếu người gây nhân bất thiện mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm thì gây nhân nào sẽ thọ quả nấy. Đó là nhân nào quả nấy và gây nhân mà biết chuyển nghiệp thì quả cũng đổi thay.
    Phật có ví dụ một nắm muối nếu hòa tan trong tô nước lạnh thì tô nước ấy mặn không uống được. Cũng nắm muối đó, nếu hòa tan trong lu nước lớn dung lượng độ vài ba trăm lít thì nước trong lu sẽ uống được, nhưng vị nước hơi mẳn mẳn. Và nếu nắm muối đó hòa tan trong một hồ nước dung tích bốn năm ngàn lít, nước không còn mặn, dùng xài bình thường. Nhân bất thiện là dụ cho vị mặn của nắm muối hòa tan trong tô nước thì quả cũng mặn không giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong lu nước thì quả mặn loãng ra, nước có thể tạm giải khát được. Nếu nhân mặn của mắm muối hòa tan trong hồ nước lớn, thì quả mặn không thấm vào đâu, nước dùng xài bình thường.
    Cũng vậy, người mà không biết tu thân, tu giới, tu tâm tạo nhân ác thì trả quả ác nguyên vẹn dụ như nắm muối tan trong tô nước, không giải khát được. Nếu người biết tu thân, tu giới thì dụ như nắm muối tan trong lu nước, tuy vị nước mẳn nhưng cũng tạm dùng được. Còn người biết tu thân, tu giới, tu tâm dụ như nắm muối tan trong hồ nước to, vị nước không mặn, dùng xài bình thường. Vậy, nếu tu thân, tu giới, tu tâm thì nghiệp quả sẽ chuyển sẽ chuyển không thọ đúng như khi gây nhân. Như vậy nếu gây nhân ác mà không biết tu, không chuyển nghiệp thì tác nhân nào thọ quả ấy không sai chạy. Nếu gây nhân ác biết tu thân, tu giới là có chuyển nghiệp thọ quả báo nhẹ hơn. Còn gây nhân ác biết tu thân, tu giới, tu tâm gần như chuyển hoàn toàn. Cho nên tu là chuyển đau khổ được an vui.
    Kiểm lại, chúng ta từ nhỏ đến già, không ai là người hoàn toàn thiện lành, cũng có lúc người này làm người kia khóc than, cũng có lúc người kia làm người nọ oán hận. Như vậy, là đã tạo nhân xấu. Nếu hiện tại tu mà vẫn trả quả xấu như cũ thì tu có lợi ích gì? Thế nên phải biết, tu là chuyển quả xấu, tuỳ theo sức huân tu nhiều hay ít mà quả tuỳ theo đó chuyển đổi.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người