Giữ điều này trong tâm là tự tạo cho mình quả báo truyền kiếp

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Giữ sự đố kỵ ganh ghét trong tâm cũng chính là tạo cho mình ý nghiệp. Sự đố kỵ, ganh ghét khiến bản thân luôn bực bội và không thanh thản.

    Đố kỵ ( trong đạo Phật gọi là tật đố )là thù ghét những ai hơn mình, những ai được nhiều quyền lợi hơn mình. Ở đây chúng ta không gọi là tật đố vì nghe có vẻ xa lạ với những người bên ngoài, dùng chữ đố kỵ phổ thông hơn, dễ hiểu hơn.

    Tâm đố kỵ rất nguy hiểm cho cuộc đời tu hành của chúng ta. Người nào không thoát được tâm này thì ba đường ác sẽ mở ra, không biết ngày nào sẽ kéo mình đi xuống. Vì tâm đố kỵ nguy hiểm như vậy nên người tu không được coi thường.

    Ganh ghét và đố kỵ hầu như thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và mọi mặt trong cuộc sống. Dễ nhận thấy nhất là khi ai đó có thành tích, địa vị, vinh dự, chuyên môn, bằng cấp, của cải, nhân duyên, gia đình hạnh phúc, thành đạt là nảy sinh ganh ghét, đố kỵ… Có người thể hiện lòng ganh ghét, đố kỵ ra ngoài, nhưng có người lại “chôn kín” ở trong lòng. Nhưng dù bất cứ hình thức nào, lòng ganh ghét, đố kỵ đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa

    Trước hết sự ganh ghét, đố kỵ phá hoại mối quan hệ giữa người với người, hòa khí vốn có trước đây bổng chốc vì ganh tỵ mà rạn nứt, đổ vỡ, sức mạnh đoàn kết và sự hợp tác của tập thể bị tổn thương. Thứ nữa lòng ganh ghét, đố kỵ còn cản trở con người phát triển tài năng. Trong một tập thể chỉ cần phảng phất chút lòng ganh ghét, đố kỵ là nội bộ lủng củng, mất đoàn kết, mọi người không sao sống thân thiện, thoải mái, chân tình với nhau được thì nhân tài sẽ không có môi trường thuận lợi để phát huy tác dụng.

    Ngoài ra lòng ganh tỵ, có ảnh hưởng rất to lớn đến sức khỏe thể chất và tâm thần của con người. Người có tính ganh ghét, đố kỵ bao giờ cũng căng thẳng về tinh thần và tổn hại về sức khỏe. Họ luôn bị một chứng bệnh khổ sở “stress” hành hạ.

    Sự nguy hiểm của tâm đố kỵ chính là ở chỗ ác tâm, nhiều khi mang lòng thù ghét, thậm chí nghĩ ra cách làm hại người có những cái hơn mình. Mà sự đời thường là mỗi khi yêu nhau, vun đắp cho nhau thì cuộc sống vô cùng êm ả, bình dị. Nhưng hễ khi bị người nào đó rắp tâm hãm hại mình bằng cách này hay cách khác, thì cuộc sống trôi qua một cách nặng nề, bức xúc, có khi chẳng khác gì địa ngục.

    Như vậy, có thể thấy rằng tính đố kỵ đã ảnh hưởng không nhỏ tới người mang nó trong tâm trí. Nó có thể làm hủy hoại bản tính tốt đẹp của một con người. Và, quan trọng hơn, người mang tính đố kỵ sẽ tự hủy hoại bản thân mình vì lúc nào cũng mang nặng lòng ghen ghét với người khác.

    Trong cuộc sống, những người hay đố kỵ phải chịu nhiều quả báo. Nếu không có tài năng, luôn ganh tỵ với người, đời sau chúng ta sẽ không có tài năng. Thấy ai thành công, chúng ta chỉ trích, bực bội thì đời sau, thành công sẽ không đến, làm gì cũng thất bại. Bởi vậy, những người làm việc hay thất bại thường do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân do đời trước có tâm đố kỵ nặng quá. Ngoài ra, người có tâm đố kỵ còn chịu một quả báo nữa là bị thân quyến bỏ rơi. Vì chỉ trích cho người ta bỏ nhau, ghét nhau thì chúng ta sẽ chịu quả báo sống cô đơn, bị người thân ghét bỏ. Và quả báo nặng hơn nữa là bị đọa ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.

    Nói tóm lại, tâm đố kỵ rất đáng sợ. Vì vậy, chúng ta phải thương yêu mọi người chân thành, lúc nào cũng mong mọi người hơn mình. Đó là những nguyên tắc để diệt trừ tâm đố kỵ.
    Phong Linh (TH)/Theo Khỏe & Đẹp​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người