KHÁM PHÁ ĐỊA DANH NƠI ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Những kỳ quan cổ xưa nhất trên thế giới gắn liền sự hình thành và phát triển của Phật giáo sẽ có trong series phim tài liệu văn hóa lịch sử Bảy kỳ quan Phật giáo thế giới, phát sóng tập đầu tiên vào lúc 18h15 thứ Sáu, ngày 06/03/2015 trên kênh ANTG - Truyền hình An Viên.
    Đền Mahabodhi - Bodh Gaya, Ấn Độ

    Địa điểm đầu tiên mà niềm tin Phật giáo đặt chân đến là đền Mahabodhi hay còn gọi là Tháp Đại Giác Ngộ nằm ở thành phố Bodh Gaya miền Đông Bắc Ấn Độ. Đây là địa điểm nổi tiếng - nơi Đức Phật đã giác ngộ dưới cây bồ đề. Đối với Phật giáo, Bodh Gaya là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích-ca Mâu-ni. Năm 2002, đền Mahabodhi ở Bodh Gaya chính thức được công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

    [​IMG]
    Đền Mahabodhi tại Thánh địa Phật giáo Bodh Gaya

    Đền Mahabodhi chính là địa danh giá trị nhất trong khu Thánh địa thiêng liêng bậc nhất trong các thánh tích của Phật giáo ở Ấn Độ, nơi Đức phật thành đạo vẫn còn tồn tại mãi theo dòng chảy thời gian. Cho đến nay, đền Mahabodhi - Bodh Gaya vẫn luôn nhận được sự quan tâm, lòng kính trọng đặc biệt từ các Phật tử và nhiều người trên thế giới.

    Bảo tháp Boudhanath - Kathmandu, Nepal

    Theo các nguồn tài liệu Phật giáo, Đức Phật nhập niết bàn năm 80 tuổi, di hài của Ngài được hỏa tang nhưng xá lợi thì vẫn còn và được phân phát cho nhiều bộ lạc và vương quốc khác nhau. Những người theo đạo Phật và muốn tôn vinh người đã sáng lập ra đạo Phật đã xây dựng những tượng đài, bảo tháp để giữ gìn những gì còn lại của Ngài.

    [​IMG]
    Bảo tháp Boudhanath tại thủ đô Kathmandu của Nepal

    Trong quá trình xây dựng ấy đã hình thành nên những kỳ quan Phật giáo mới, một trong số đó phải kể tới bảo tháp Boudhanath tại Kathmandu, thủ đô của Nepal. Bảo tháp Boudhanath được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ V hoặc đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên, sau đó được trùng tu một vài lần. Boudhanath là một trong những ngôi tháp lớn nhất thế giới với đường kính trên 100 mét và chiều dài từ bức tường này đến bức tường kia gần tương đương với một sân bóng đá.

    Từ năm 1959, nhiều người Tây Tạng đã đến định cư ở khu vực xung quanh bảo tháp Boudhanath và đến nay cộng đồng người Tây Tạng phát triển lớn mạnh cùng với đó là sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng.

    Trải qua nhiều thế kỷ, bảo tháp Boudhanath đã trở thành một điểm đến quan trọng trong lộ trình hành hương của người dân Tây Tạng, Nepal cũng như phật tử trên toàn thế giới. Năm 1979, bảo tháp Boudhanath đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
    Theo TinhTam.vn​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người