Kiểm soát được cái miệng của mình là một phước đức

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Cổ nhân thường nói: “Bệnh từ cái miệng mà vô, họa cũng từ cái miệng mà ra”, bởi vậy một người có trí tuệ chính là phải biết kiểm soát được cái miệng của mình, đó cũng là một đức tính tốt đẹp cần tu dưỡng.

    Một ngày nọ, tôi đi qua một cửa hàng mua sắm, người không đông lắm, có một nhóm người tập trung ở quầy tính tiền. Tôi tiến về phía trước, nhìn thấy một cô gái trẻ ăn mặc chỉnh tề đứng đầu tiên, cô gái quét thẻ nhiều lần, thế nhưng chiếc máy dường như lần nào cũng “cự tuyệt” cô gái.

    “Có vẻ như đó là một thẻ phúc lợi”, người đàn ông phía sau tôi lẩm bẩm: “Trẻ, khỏe mạnh như thế, mà lại dựa vào phúc lợi để sống, tại sao không giống như người trẻ khác tìm việc làm đi?”

    Cô gái trẻ quay đầu lại theo tiếng nói, ánh mắt cô như muốn tìm xem đó là ai. “Đúng, chính là tôi nói đó”, người đàn ông phía sau tôi chỉ tay vào chính mình.

    Cô gái trẻ đỏ bừng mặt, nước mắt cứ thể chảy xuống, cô ném cái thẻ đi, rồi chạy nhanh ra khỏi cửa hàng, và rất nhanh chóng biến mất trong cái nhìn soi mói của mọi người.

    Vài phút sau, một thanh niên bước vào cửa hàng, cậu đi vào cửa hàng hỏi cô thu ngân rằng có biết cô gái kia đâu không, thu ngân cửa hàng nói rằng cô ấy đã quăng thẻ rồi chạy đi rồi.

    “Tôi là bạn của cô ấy, đã xảy ra chuyện gì vậy ạ?”, cậu thanh niên lo lắng hỏi.

    Người đàn ông phía sau tôi nói: “Tôi không may nói ra những lời ngủ xuẩn, mỉa mai cô ấy dùng thẻ phúc lợi, đáng lẽ tôi không nên nói ra, thật xin lỗi!”

    “Ôi, hỏng bét rồi. Hoàn cảnh cô ấy rất đáng thương, anh trai cô đã bị giết chết ở Afghanistan hai năm trước, để lại đằng sau ba đứa em. Cô ấy chỉ 21 tuổi mà phải lo cuộc sống cho 3 đứa em. Thật không ngờ, hôm nay lại xảy ra việc thế này”, người thanh niên lo lắng không yên.

    “Đây là những món hàng cô bé kia mua sao?”, người đàn ông phía sau tôi hỏi thu ngân.

    “Đúng ạ, nhưng tiếc là thẻ của cô ấy không sử dụng được”, thu ngân nói.

    Trong cửa hàng bỗng nhiên trở nên im lặng.

    [​IMG]
    Không nên đánh giá bất kỳ người nào, cho dù người đó là người bạn xem thường nhất.

    “Cậu chắc chắn biết cô gái đó ở đâu chứ?”, người đàn ông hỏi cậu thanh niên trẻ, rồi ông chen lên phía trước, lấy ra thẻ tín dụng của mình đưa cho thu ngân: “Lấy thẻ của tôi tính tiền đi”.

    Thu ngân nhận lấy thẻ, và bắt đầu tính tiền những mặt hàng cô gái đã mua.

    “Đợi một chút”, người đàn ông quay người lấy một hộp sữa bò bỏ vào trong túi đồ của cô gái.

    “Chúng ta nên giúp đỡ ba đứa bé kia nhiều hơn một chút chứ”, một người phụ nữ đi tới, đem một con gà bỏ vào túi của cô gái, sau đó mọi người lặng lẽ lấy đồ của mình bỏ vào túi đồ của cô gái.

    “Chú, cảm ơn chú! Chú là một người tốt”, chàng thanh niên nói.

    Dù cho chính mắt bạn nhìn thấy, nhưng có lẽ chân tướng sự việc có thể không phải là như vậy. Như lời một triết gia người Hy Lạp từng nói: “Mỹ đức lớn nhất mà nhân loại cần phải học chính là khống chế được cái miệng của chính mình”.
    Kiểm soát tốt cái miệng của mình, cố gắng đừng nói những lời này:

    1. Không nên đánh giá người khác tốt xấu thế nào, bởi vì tốt xấu của họ không ảnh hưởng tới miếng cơm manh áo của bạn.

    2. Không nên đánh giá đức hạnh của người khác, bởi vì có thể có những khía cạnh họ còn cao quý hơn bạn.

    3. Không nên đánh giá gia đình của người khác, bởi vì những người đó và bạn không có quan hệ.

    4. Không nên đánh giá học vấn của người khác, bởi vì trên đời này kiến thức là mênh mông.

    5. Không nên đánh giá bất kỳ người nào, cho dù người đó là người bạn xem thường nhất.

    6. Không nên lãng phí tiền bạc, bởi vì ngày mai bạn có thể thất nghiệp.

    7. Không nên vênh váo, tự đắc, bởi vì có thể ngày mai bạn thất thế.

    8. Không nên nói quá phô trương, phải biết rằng bạn cũng chỉ là một người nhỏ bé.

    9. Không nên dựa vào người khác, bởi vì cuộc sống nhiều gánh nặng, ai cũng muốn sống nhẹ nhõm.

    10. Không nên làm tổn thương người khác, nhân quả sớm muộn đều sẽ đến.

    11. Không nên quá chú tâm giải thích đúng sai, hãy làm bậc trí giả. Trên đời chúng ta thường nghĩ cách giải thích cái gì đó. Nhưng mà, một khi giải thích, ta lại phát hiện rằng, bất kể ai giải thích đều là người yếu ớt, thậm chí sẽ càng bôi nhọ mình hơn.

    Núi dẫu không nói rõ độ cao của mình, thì độ cao của nó cũng không hề bị ảnh hưởng; biển không nói rõ độ sâu của mình, thì việc dung nạp trăm sông đổ dồn về nó cũng không có gì là trở ngại; mặt đất dẫu không nói rõ độ dày của mình, thì cũng không có ai có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật được…Đừng đánh giá thấp bất kể ai, bạn không có nhiều khán giả, đừng mệt mỏi như vậy.

    12. Không nên tự nhiên nổi giận, vì không phải ai cũng là “con nợ” bạn. Có thể hiện tại bạn đang rất thống khổ, nhưng khi vượt qua khoảng thời gian ấy, nhìn lại bạn sẽ phát hiện kỳ thực điều đó cũng chẳng là gì. Chúng ta thường phàn nàn cuộc sống bất công với mình, nhưng thực ra cuộc sống căn bản không biết được chúng ta là ai.

    13. Không nên nói rằng ai tu luyện tốt hay không tốt. Tu hành là việc cá nhân, người khác chính là một cái gương phản chiếu chính cái thiếu sót trong tu luyện của bản thân mình.
    Theo SKCĐ​
     
    Last edited: 30/9/16
    Trinh Bao Huynh thích bài này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người