Kiếp này vợ chồng đến với nhau là vì "duyên", con cái sinh là phước nhưng chính là "nợ"

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Phật có dạy rằng, con người trên thế giới này, gặp gỡ nhau, phát sinh tình cảm rồi gắn bó với nhau đều là một loại duyên...

    Kiếp này vợ chồng đến với nhau là vì "duyên"

    Con người ở kiếp này dù gặp thoáng qua hay trên đường nhìn thấy nhau trông giây lát có thể là đã phải mất cả ngàn năm chờ đợi trong nhiều kiếp trước.

    Trong kinh Phật có nói: người đàn ông và phụ nữ làm gì ở thế giới này là do nhân duyên mà đến. Hai người không có duyên thì sẽ không đến được với nhau, không có nợ thì sẽ không đến cùng với nhau. Làm phụ nữ, hầu hết đều có phần oán trách chồng, trường hợp không oán hận chồng chút nào là rất ít. Người đàn ông có thể nói: Vợ tôi trách tôi, tôi thậm chí còn không biết. Thông thường, khi yêu càng nhiều thì hận sẽ càng nhiều.

    Duyên là cớ gặp gỡ, nợ là gắn kết bền lâu. Trong cõi vô thường này, mỗi người chúng ta tồn tại chỉ như khói như sương. Đời người mỏng manh mà vũ trụ thì tận cùng, chính bởi vậy mà mỗi người nên tự tìm cho mình những an lạc bình yên để có thể sống trọn được kiếp người. Tình yêu và duyên nợ vợ chồng chính là một trong những điều ý nghĩa nhất trong cuộc đời mà mỗi người nên chiêm nghiệm. Trong dòng chảy luân hồi của cuộc đời, ta gặp biết bao người, cũng đều cho duyên nghiệp mà ra cả.

    [​IMG]
    Có nhiều người, mải mê đeo đuổi những chữ duyên gặp trong cuộc đời, mà không biết phân định đâu mới đích là điểm dừng của mình, để rồi suốt đời mãi đuổi đeo những bóng hình vô vọng, rồi đổ cho phận số bẽ bàng.

    Vợ chồng là mối duyên sâu sắc nhất mà con người có được trong cuộc đời. Chỉ vì một ánh mắt mà phải chờ đợi 500 năm, chỉ vì kiếp này có thể vai kề vai trong giây lát đã phải đổi lấy cả ngàn năm chờ đợi. Gặp nhau đã là có duyên, kiếp này có thể nên duyên vợ chồng không biết chúng ta đã phải đợi chờ bao nhiêu năm.

    Vì vậy, hãy đối xử tốt với bản thân mình, đối xử tốt với người bên cạnh mình, trân quý những gì chúng ta đang có. Có như vậy thì thiện duyên của kiếp này mới mang đến cho chúng ta phúc báo.

    Con cái sinh là phước nhưng chính là "nợ"

    Vợ chồng kết hôn, mong muốn lớn nhất chính là sinh con đẻ cái. Giữa bố mẹ, con cái không phải ngẫu nhiên mà đến, cũng không phải kiếp này mới gặp mà phải tu từ nhiều kiếp trước.

    Mối nhân duyên giữa con cái và cha mẹ trong kiếp này là do 4 loại nghiệp duyên mang tới: một là đến báo ơn, hai là để báo oán, ba là đến trả nợ và bốn là đến đòi nợ. Ơn oán nghiệp lực mạnh hay yếu còn phụ thuộc cả những việc làm tốt xấu của cha mẹ kiếp trước và kiếp này.

    Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Nói chung con cái tưởng là phước nhưng kỳ thực cũng chính là cái "nợ".

    [​IMG]
    4 loại duyên nghiệp đưa con cái đến với bố mẹ

    Loại nghiệp duyên thứ nhất – Báo ân

    Kiếp trước, cha mẹ có ân với con, kiếp này con đầu thai để đền ơn cho cha mẹ. Ân càng lớn, con ở với cha mẹ càng lâu, trả hết ân, con cái sẽ ra đi.

    Loại nghiệp duyên thứ hai – Báo oán

    Kiếp trước, cha mẹ có kết hận với người nào đó nên họ đầu thai vào làm con của cha mẹ kiếp này để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.

    Loại nghiệp duyên thứ ba – Đòi nợ

    Kiếp trước, cha mẹ thiếu nợ của họ, kiếp này họ đến làm con để đòi nợ. Nếu thiếu nợ ít, nuôi hai, ba năm, con bèn chết. Nếu thiếu nợ nhiều, đại khái là nuôi đến khi khôn lớn lại chết mất. Nợ đã đòi xong, con bèn ra đi.

    Loại nghiệp duyên thứ tư – Trả nợ

    Kiếp trước, họ nợ cha mẹ, kiếp này họ đầu thai thành con để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Vậy nên, đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.

    Đức Phật dạy rõ chân tướng sự thật, người một nhà là do bốn loại quan hệ ấy mà tụ hợp. Gia đình là như thế, mà người trong một họ cũng là như thế. Ân, oán, nợ nần nhiều, bèn biến thành cha con, anh em một nhà hay ân oán, nợ nần ít hơn cũng có thể biến thành thân thích, bầu bạn. Do đó, giữa người và người với nhau đều có duyên phận.
    Theo Phụ Nữ Today​
     
    Thuy Kiều thích bài này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người