Kiếp Người Và Nghiệp Lực...!

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Nước mắt rơi, ta chợt thở dài
    Nhận ra rằng tất cả quá hư vô.
    Hít thật sâu thở nhẹ ra trong lòng.
    Cõi ta bà rất chật những đau thương,
    Vô cớ gì sao nước mắt lại rơi.
    Do tâm ta đã lạc lầm như gió,
    Hay chỉ vì lời nói của thế gian
    Kẻ cười người chê, khinh khi, kẻ ghét.
    Hét thật to cho bay khỏi muộn phiền,
    Giữ làm gì cho phá hoại tâm can,
    Tất cả rồi cũng như cơn gió.
    Ôi cơn gió! Thoáng chốc ghé rồi đi.
    Cuộc đời ta cũng vô thường vậy thôi!
    Đức Thích Ca, hãy cho con sám hối
    Tội lỗi này đã gieo tiếng thị phi
    Tội con đó từ vô thủy đến nay.
    Nhận quả này cũng do nhân đời trước
    Lau nước mắt, mĩm cười vì hiểu rõ
    Cõi vô thường chỉ như vậy mà thôi.

    [​IMG]

    Sinh ra làm con người đã là khó và làm một người đúng nghĩa lại càng khó hơn. Kiếp làm người lâu hay mau, nhiều hay ít là do duyên nghiệp của mỗi người. Một kiếp người có thể kéo dài 6 giời, 6 ngày 06 tháng, 6 năm, 60 năm hay nhiều nhất là trên dưới 100 năm. Trong thời gian được làm kiếp người, bản thân mỗi người phải biết trân trọng và yêu quý sự tồn tại của mình trên thế gian này để học hỏi và để trả hết những nghiệp lực do chính ta tạo nên trong quá khứ hay nhiều đời, nhiều kiếp trước nhằm sớm quay về nguồn cội kết thúc kiếp luân hồi sinh tử đầy khổ đau.

    Đối với những người có cơ duyên tồn tại lâu trên cõi đời này, việc sớm tu rèn phẩm hạnh, đạo đức và tạo thêm công đức là rất cần thiết. Con đường trở về nguồn cội (cõi trời) không gần mà cũng chẳng xa. Nếu bây giờ ta biết thức tỉnh quay đầu thì sẽ gặp bến bờ hạnh phúc bền lâu. Điều cần thiết và quan trọng là chúng ta đừng tạo thêm nhiều nghiệp ác (xấu) ngay từ bây giờ và cố gắng trả hết những nghiệp lực mà ta đã nợ của quá khứ và những kiếp trước. Lý thuyết thì đơn giản như vậy nhưng thực hành những điều đơn giản này thì không đơn giản chút nào. Chính vì thế, chúng ta phải tập rèn luyện mỗi ngày một ít thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công và sẽ được đền bù một cách xứng đáng tại cõi trời.
    Nghiệp lực là những “quả báo” do con người tạo ra thông qua lời nói, hành động và việc làm chưa đúng đắn của mình. Một lời nói sai sự thật gây mất lòng người khác, một hành động xấu, một thái độ giận dữ gây khó chịu cho người khác hay một việc làm sai trái hại người, lợi mình... sẽ tạo ra những nghiệp lực tương phản về sau, có thể trong kiếp hiện tại hoặc trong những kiếp sau bởi vì con người không có đủ khả năng để trả hết nhiều nghiệp lực trong một kiếp. Tuỳ vào sự nhận thức của con người mà nghiệp lực của họ được trả hết nhiều hay ít và sẽ hết sớm hay muộn.

    Theo Luật nhân quả: khi nhìn thấy kiếp sống hiện tại của một người, ta sẽ biết được những kiếp trước người đó đã làm gì cũng như kiếp sau người đó sẽ như thế nào. vì hầu hết người phàm đều bị vô minh che khuất (trừ những người tu hay người hiểu rỏ tường tận dòng nghiệp lực này thị họ mới thắng và không làm theo dòng nghiệp lực này xô đẩy và sai khiến) còn đa số sẽ hành động theo dòng nghiệp lực ấy. Thí dụ: Người vợ thường xuyên bị chồng quát mắng vì những chuyện không đâu (đó là do người chồng bị dòng nghiệp lực xưa xui khiến phải làm như vậy để đòi nợ) nghĩa là xưa kia người vợ này cũng đã từng đối xử với người hôn phối như vậy. Những kiếp trước làm chồng mà ăn hiếp vợ nên nay đành phải làm vợ để bị ăn hiếp trở lại vậy. Đó là đang trả nghiệp của những kiếp trước. Nếu người vợ này ý thức được như vậy cố gắng chịu đựng để cho xong nghiệp thì nghiệp kia sẽ mau hết. Ngược lại, người vợ tức tối chửi mắng lại chồng, hơn thua với chồng hay than trời oán đất thì sẽ tạo thêm nghiệp mới và nghiệp cũ chưa chắc là sẽ hết. Về sau, những kiếp sau cũng sẽ bị người hôn phối chửi lại, hơn thua trở lại bởi những chuyện không đáng kể. Cứ như thế, nghiệp lực cứ chất chồng theo ngày tháng từ kiếp này sang kiếp khác và con người lại phải quay cuồng theo bánh xe luân hồi sinh tử để trả nghiệp trong đau khổ. Trừ khi một trong hai người hiểu được dòng nghiệp lực này thì mới trả hết nợ hoặc cả hai người hiểu được các dòng nghiệp lực này thì dòng nghiệp đó mới chấm dức được..!

    Đối với những người quá chuyên quyền, độc đoán, họ không hề nghĩ rằng có linh hồn tồn tại song song cùng thể xác con người. Họ chỉ nghĩ đơn giản: chết là hết, là kết thúc một kiếp người. Họ cứ sống buông thả, sống vô tư chẳng lo nghĩ đến việc tạo phước đức hầu giúp cho linh hồn mình càng ngày càng tiến triển. Họ cứ mãi lo kiếm cho thật nhiều tiền của để cung phụng cho cuộc sống vật chất đầy xa hoa, lãng phí để rồi khi có chuyện rủi ro xảy ra, hay bị bệnh tật kéo dài thì họ lại đau đớn than trời trách đất là tại sao mình khổ quá? Họ cứ nghĩ rằng cả đời họ không làm điều gì ác, không hại ai mà sao vẫn cứ bị tai nạn hoài, những bệnh hiểm nghèo lại kéo nhau bủa vây họ? Họ tốn rất nhiều tiền mà vẫn không sao thoát khỏi cảnh đau đớn do bệnh tật hoành hành và không thể nào thanh thản tâm hồn do nhiều biến cố xảy ra trong đời họ. Tất cả đều có nguyên nhân sâu xa của nó. quá khứ hay Đời này, kiếp này họ không làm ác nhưng những đời trước, những kiếp trước họ đã gieo nghiệp dữ thì bây giờ nghiệp kia phải đến giống như khi mình thiếu nợ thì sớm muộn gì cũng phải trả nợ cho người ta. Họ không thể nào tìm ra nguyên nhân sâu xa này bởi vì họ không tin rằng: khi chết thì thể xác bị hủy hoại còn linh hồn thì vẫn trường tồn. Linh hồn sẽ vào một thể xác mới với đời sống mới. Đời sống mới sung sướng hay khổ đau là tùy thuộc vào những tội và những phước mà ta đã tạo nên. Linh hồn không thể mang theo được vật chất, tiền tài, danh vọng mà chỉ mang theo tội và phước. Phước đức nhiều sẽ sung sướng về sau, tội ác nhiều sẽ rất đau khổ và mãi mãi chìm trong u mê đen tối. Nếu như họ hiểu được, nhận thức được, chịu thay đổi và quay đầu về với bến bờ giác ngộ thì họ đâu phải trả giá một cách đau đớn cho những gì họ đã gieo. Thật tiếc thay!!
    Một kiếp người thật ngằn ngủi do đó chúng ta hãy biết trân trọng và yêu quý cuộc sống của mình. Hãy tạo cho bản thân mình một cuộc sống và việc làm có ý nghĩa nhằm mang lại hạnh phúc cho nhân loại. Chúng ta không cần phải hao công, phí sức để mưu cầu lợi ích cá nhân mà chỉ cần làm việc để đủ ăn, đủ mặc, đủ chi tiêu những việc cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Thời gian còn lại trong ngày nên dành cho việc tu thân, tích đức, giúp người, giúp đời. Nhân loại hiện đang trong cảnh lầm than, u tối, họ đang cần sự giúp đỡ của ta, những học viên của ngành QT-STH. Mỗi ngày một việc làm nho nhỏ mang lại sự vui vẻ cho mọi người, giúp mọi người bớt đau, bớt bệnh, giúp cho mưa thuận gió hoà. Công việc tuy nhỏ nhưng ngày tháng trôi qua sẽ mang lại thành công lớn và nếu tâm ta thật sự thương người như thể thương thân và nguyện hồi hướng công đức ấy cho tất cả chúng sanh thì công đức ấy sẽ tăng lên gấp bội phần. Chúng ta không nên đợi đến lúc già hay lúc có thật nhiều tiền, thật nhiều của mới bắt đầu làm phước giúp đỡ mọi người. Một kiếp người không còn dài nữa, cho nên ngay từ bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào việc tu thân, tích đức mỗi ngày một ít. Ta cứ ví nó như là hạt đậu trắng, mỗi ngày một hạt đậu trắng thì lâu ngày dài tháng ta sẽ có một bao hạt đậu trắng. Nếu như ta cứ chờ, cứ đợi đến lúc ta có đủ tiền của thì có thể sẽ rất muộn màng và đôi khi ta sẽ phải hối tiếc bởi vì khi nhìn lại bản thân mình thì hạt “đậu đen” sao mà nhiều hơn hạt “đậu trắng”. Đến lúc này thì con đường tìm về nguồn cội sẽ mù mịt trong đen tối. Linh hồn chúng ta sẽ rất đau khổ khi không còn có cơ hội để phát triển và sẽ mãi đắm chìm trong bể khổ trầm luân.

    Một kiếp người sẽ có vô số buồn vui, sướng khổ. Tất cả đều do chúng ta tạo nên. Vì vậy chúng ta hãy sống vui vẻ và chấp nhận mọi nghiệp lực đến với mình, cố gắng đừng than trời trách đầt. Trong Phổ Thông Phật có đoạn.

    ”Xin chớ so đo khổ với vui.
    Có gì là khổ, có chi vui.
    Vui trong tham ái, vui rồi khổ.
    Khổ để tu hành, khổ hoá vui.
    Nếu biết có vui thì có khổ.
    Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui”.
    Và nếu chúng ta biết được nguyên nhân của đau khổ là do dục vọng và lòng tham lam.... thì chúng ta sẽ tìm cách tiêu diệt được nó bằng chính nổ lực và quyết tâm của mình để kiếp người của chúng ta thật sự có ý nghĩa và mau chóng thoát khỏi cảnh luân hồi sinh tử, cảnh sinh lão bệnh tử với vô vàn hiểm nguy và vô cùng đau khổ.
    Nguồn Internet​
     
    Last edited: 7/9/15

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người