Con người muốn tìm được hạnh phúc và thành công thật sự thì hãy thực hiện được những điều sau... Nhìn vào thực tế của đời sống, con người luôn luôn ước mong bản thân và những sở hữu yêu quý của bản thân như tiền bạc, danh vọng, tình yêu, tiện nghi, và những ý thức hệ, v.v... được trường tồn vĩnh cửu; nhưng cuộc đời là vô thường nên ước mong vĩnh cửu của con người không bao giờ hiện thực. Và hậu quả của sự ước mong không được như ý này làm cho người thất vọng, sợ hãi, sầu muộn và lo âu khi nghĩ đến hoặc khi mất đi những gì mình yêu quý đó. Người như vậy trong đạo Phật gọi là “người tỉnh thức” hay “người giác ngộ”. Do trực nhận hay giác ngộ được tính vô thường của con người và cuộc đời, tâm của vị ấy được tịnh hóa, không còn bị lòng tham và bám víu chi phối. Lòng tham và tính bám víu đồng nghĩa với vô minh, vị ngã và độc ác. Ngược lại với vô minh, vị ngã và độc ác, người giác ngộ có trí tuệ rốt ráo và lòng từ bi vô biên. Do lòng từ bi vô biên, người giác ngộ thấy được khổ đau của tất cả mọi chúng sinh như là khổ đau của chính mình, và nguyện cứu giúp tất cả; với trí tuệ rốt ráo, người giác ngộ thi thiết những phương tiện thiện xảo để đem lại hạnh phúc tương đối (như tiền bạc, danh vọng, hạnh phúc gia đình, tiện nghi vật chất, v.v...) cho chúng sinh và từ đó hướng dẫn chúng sinh thực tập giáo pháp để được hạnh phúc thực sự. Sống an nhiên tự tại trong đời với tâm không bị tham lam bám víu chi phối, và làm tất cả mọi việc để lợi ích cho chúng sinh với động cơ của lòng từ bi là ý nghĩa “siêu đạo đức” trong Phật giáo. Đức Phật là người giác ngộ. Đại Trí Văn Thù Bồ-tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Quán Thế Âm Bồ-tát, Địa Tạng Vương Bồ-tát, Phật hoàng Trần Nhân Tông, v.v..., là những người giác ngộ. Những vị này giúp chuyển hóa khổ đau của chúng sinh thành hạnh phúc và thế giới ô trược thành tịnh độ. Thời gian, lời nói, cơ hội…. Có những điều tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống, nhưng nếu nhận ra chúng ta sẽ thấy cuộc sống nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn: Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được: 1. – Thời gian 2. – Lời nói 3. – Cơ hội Ba điều trong đời không được đánh mất: 1. – Sự thanh thản 2. – Hy vọng 3. – Lòng trung thực Ba thứ có giá trị nhất trong đời: 1. – Tình yêu 2. – Lòng tự tin 3. – Gia đình và Bạn bè Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được 1. – Giấc mơ 2. – Thành công 3. – Tài sản Ba điều trong đời làm hỏng một con người: 1. – Rượu 2. – Lòng tự cao 3. – Sự giận dữ Ba điều làm nên giá trị một con người: 1. – Siêng năng 2. – Chân thành 3. – Thành đạt DỄ và KHÓ – Dễ là khi làm tổn thương một người mà bạn yêu thương, nhưng khó là khi hàn gắn vết thương đó. – Dễ là khi tha thứ cho người khác, nhưng khó là khi làm cho người khác tha thứ cho mình. – Dễ là khi chúng ta nói rằng chúng ta yêu thương, nhưng khó là khi làm cho người khác cảm thấy như thế hàng ngày. – Dễ là khi buồn bực vì một điều gì đó mất đi, nhưng khó là khi quan tâm đủ đến điều đó để đừng làm mất. – Dễ là khi nghĩ xấu về người khác, nhưng khó là khi cho họ niềm tin. – Dễ là khi nhận, nhưng khó là khi cho. – Dễ là khi nằm mơ hàng đêm, nhưng khó là khi chiến đấu vì một ước mơ. – Nếu cơ hội mãi không gõ cửa, bạn phải xem mình đã xây một cánh cửa chưa đã. Theo Phụ nữ today