Rất nhiều người ngày nay đều đã không còn tin vào sự tồn tại của Thần và sự ứng nghiệm của những lời thề. Tuy nhiên, người đang làm Trời đang nhìn, đừng để vì dại dột u minh mà. Khi tôi còn nhỏ, trong nhà rất nghèo, anh trai và tôi đều đi học, thu nhập của bố tôi cũng không đủ trang trải cho cả nhà. Để cho con cái có thể được đi học, hy vọng có tiền đồ, bố tôi phải sống cuộc sống thắt lưng buộc bụng. Mỗi năm đón tết làm lễ đưa rước Thần Tài, bố tôi đều dán ảnh Thần Tài lên tường rồi thành kính dập đầu, cầu mong phát tài. Nhìn thấy cảnh này, tôi và anh trai đều lén lén cười. Khi tôi được 15 tuổi, trong nhà có đào một cái giếng, là loại giếng dùng ròng rọc để kéo nước. Cứ buổi sáng ngày 30 Tết hàng năm, bố tôi sẽ dán một chữ “Phúc” lên trên cái giếng, bên cạnh treo tiền và bức thư pháp chữ “Giếng nước đại cát”, rồi dập đầu trước cái giếng, nói: “Thần giếng đã mệt mỏi rồi, vất vả cả một năm trời, ngày mai hãy nghỉ ngơi một ngày vậy!”. Xong rồi ông tuyên bố với người nhà và hàng xóm rằng: “Mùng một Tết không được lấy nước, hãy để cho ông Thần giếng nghỉ ngơi”. Đến mùng hai Tết, bố tôi lại dập đầu ba cái trước giếng, nói: “Thần giếng gia gia đã cực khổ rồi, năm nay lại phải vất vả một phen nữa rồi”. Sau đó đốt một bánh pháo, và bắt đầu múc nước. Tôi và anh trai ở bên cạnh nhìn thấy hành động và nghi thức thật thà của bố tôi, đều cảm thấy buồn cười. Trong suốt hơn 10 năm đó, quả thật sự có vài lần hàng xóm quên mất chuyện này, đến múc nước vào ngày mùng một Tết, nhưng không hiểu sao cái thùng nhựa đều rớt xuống giếng cả. Bố tôi về nhà biết được, mỗi lần đều vô cùng tức giận, sau khi cơn giận nguôi rồi, đều phải làm thêm một lần nghi lễ nữa. Nháy mắt đã hơn 10 năm trôi qua, sau khi tôi đi làm, có lần đưa người bạn trai (người chồng hiện giờ của tôi) về nhà. Người bạn trai ở lại nhà tôi một đêm, buổi sáng ngày hôm sau ngủ dậy, nói với bố tôi rằng: “Bác này, có phải nhà bác cúng thờ Thần giếng không?”. Cả nhà tôi đều ngẩn người ra, tôi lập tức nhớ ra, nói: “Bố, chẳng phải mỗi năm bố đều dập đầu, đốt pháo cho Thần giếng đó sao?”. Cả nhà chợt hiểu ra. Bạn trai của tôi nói anh mơ thấy Thần giếng, Thần giếng chính là ở trên tường phía bắc nhà tôi, nói với anh: “Tiểu Hàng (tên lúc nhỏ của tôi) có phúc, sẽ mang phúc phận đến cho nhà con”.Anh còn nhìn thấy Thần giếng cho tôi một cái túi đồ, đặt ở phía sau lưng tôi. Chuyện mà bạn trai kể năm đó, đã để lại ấn tượng rất sâu sắc cho tôi khiến tôi vững tin rằng chắc chắn rằng Thần thật sự tồn tại. Còn có một câu chuyện liên quan đến lời thề. Bố tôi làm lụng, rất vất vả mới dành dụm được chút tiền, rồi ông cho người hàng xóm mượn, hy vọng kiếm chút tiền lãi. Mùa xuân một năm kia, người hàng xóm kia trả cho bố tôi 150 đồng, nhưng bố tôi đã nhớ sai nợ, thực tế người ta vẫn còn thiếu 50 đồng tiền vốn. Nông thôn vào những năm 80 thì 50 đồng vốn không phải là một con số nhỏ. Ngày hôm sau bố tôi tìm đến nhà ông ấy để đòi nốt số nợ, nhưng người hàng xóm đó không thừa nhận. Ông này tay chỉ lên trời rồi chỉ xuống đất mà phát lời thề rằng, số tiền mượn chỉ là khoản tiền đó, nếu như nói dối, sẽ khiến cho thóc lúa nhà mình mất mùa, tiền vốn thua lỗ, nhà cửa bị cháy, con gái hành nghề không đàng hoàng. Lúc này có rất nhiều người vây xem, nhưng sau đó cũng không giải quyết được gì, bố tôi đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua chuyện. Khi đến mùa thu, nhà của người hàng xóm đó đột nhiên bị cháy, hàng xóm xung quanh phải đến cứu giúp. Có người nói: “Dối trá gạt người khác không có kết cục tốt, nay nhà cửa đều đã bị cháy rồi, ông trời quả thật là có mắt”. Lại qua nửa tháng sau, nghe nói ruộng lúa mà nhà ông ấy bao khoán bị thua lỗ, năm đó mưa thuận gió hòa, những nhà khác đều được bội thu, duy chỉ có nhà ông ấy mất mùa. Lời thề độc mà ông ấy phát ra nay đều đã ứng nghiệm. Bởi nhà ông ấy càng ngày càng khó khăn hơn, hai cô con gái lần lượt bỏ học, đi làm thuê bên ngoài. Mấy năm sau, nghe người trong làng nói, hai cô con gái của ông đều làm cái nghề không ngay chính. Hai câu chuyện này đã để lại ấn tượng rất sâu sắc trong tôi, Thần là thật sự tồn tại, lời thề phát ra cũng là thật sự linh nghiệm. Chỉ vì trả thiếu 50 đồng mà tùy tiện phát lời thề độc, lại không nghĩ đến rằng, người làm trời đang nhìn, cuối cùng lại phải trả cái giá đắt đến như vậy. Con người trong xã hội ngày nay, đạo đức suy đồi, nhiều người đã không còn tin vào những điều này nữa, tùy tiện giơ tay lên trời chỉ tay xuống đất mà phát lời thề độc. Quả thật là quá vô tri, họ không hề hay biết rằng Trời đất đều có linh, đều sẽ đo lường hết thảy. Vậy nên tuyệt đối chớ có tùy tiện mà phát lời thề, nhất là những lời thề độc để rồi đẩy bản thân mình vào hoàn cảnh nguy hiểm, lúc đó dẫu có hối hận thì cũng đã muộn rồi! Lời nói dối…. Nói dối là nói không đúng sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, mọi người nói dối là do họ sợ hậu quả khi nói ra sự thật. Khi một người bị mắc lỗi, họ sẽ cố gắng che dấu sự thật để không bị người khác cho rằng mình ngu ngốc, trình độ kém cỏi hay đơn giản là để người khác không trút cơn giận lên họ. Ngoài ra, có người nói dối là vì họ sợ bị phạt, bị khước từ những lợi ích cá nhân trong cuộc sống,… Do đó, tùy vào hoàn cảnh mà mọi người viện đủ các lý do để che đậy tội lỗi của mình. Giữ gìn lời đã nói ra Trong cuộc sống, ai cũng từng hứa hẹn, và chắc chắn ai cũng từng thất hứa. Dù vô tình hay cố ý, thì việc thất hứa cũng dẫn tới nỗi buồn, nỗi đau cho người khác. Kéo theo sau đó là những hệ lụy, có thể rất đau lòng mà ta không thể lường trước được. Vô số những câu chuyện thất hứa dẫn tới những sự phương hại về mạng người cũng như bất an trong xã hội vẫn thường được nhắc đến trong nhiều bản tin. Đó như một tiếng chuông nhắc nhở về việc gìn giữ lời hứa. Song, không phải ai cũng nghe được cảnh báo đó và đôi khi nghe rồi, không phải ai cũng vững chãi để giữ gìn cho mình và cho người. Nhất là khi lòng tham của con người có tính chất leo thang trong những biểu hiện về hành vi chiếm đoạt, sở hữu từ tình cảm tới tiền tài, danh vọng, địa vị… nên người ta sẵn sàng hứa đại, hứa tới tấp, ngay cả những điều mà họ biết chắc là sẽ không thể làm được hoặc không làm, miễn sao lấy lòng người nghe và được việc cho mình để có lợi trước mắt. Hứa mà biết chắc không thể làm hoặc không làm là một lời hứa lừa đảo, nó có trong sự toan tính của con người trước cái lợi về tình, tiền… mà họ không thể cưỡng nổi. Đó là lời hứa có ý đồ, nặng nề hơn trong vấn đề nhân-quả so với lời hứa mà ta thiếu tập trung dẫn tới quên làm hay nghĩ là làm được nhưng thực tế lại ngoài khả năng. Do vậy để không thất hứa thì ngoài cái tâm trong sáng thì cần cái tầm đủ cao rộng (tức là có trí tuệ) để mỗi khi phát ra một lời hứa ta đều có trách nhiệm với chính mình, với người đã hứa và hoàn thành được trách nhiệm trong nội dung đã hứa hẹn. Do vậy, giữ gìn lời đã hứa có nghĩa là bắt đầu bằng việc suy nghĩ chín chắn trước khi hứa, biết việc trong khả năng thì mới hứa và hứa thì cố gắng làm, càng sớm càng tốt. Trong cuộc sống, giá trị không phải ở chỗ mình đẹp hay giàu mà là ở chỗ tấm lòng mình có thanh cao, đức độ mình có đủ đầy. Giữ gìn lời đã hứa cũng là một thước đo, một tiêu chí của việc kiến tạo giá trị của mình từ nếp sống thường ngày trong tinh thần học và hành theo lời Phật dạy! Theo Phụ nữ Today