Nguồn gốc nghi thức thắp nến dâng Phật

Thảo luận trong 'Kiến thức phật học, tủ sách phật giáo'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Dâng nến lên ban Phật là một trong những nghi thức khá phổ biến ở chùa hoặc tại gia. Vì đâu mà có lễ này, cùng tinhtam.vn tìm hiểu xem nhé.

    [​IMG]
    Nến thơm tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo và sáng sủa. Chúng sinh đều có tính thiện, tuy nhiên bị dục vọng thầm kín che mờ mắt. Khi lễ Phật cần phải thể hiện rõ tấm lòng của mình, dùng dâng nến lên ban Phật để soi tỏ chân tâm thiện ý. Đồng thời biểu hiện sự thành kính đối với Phật, cúng tiến Phật vật phẩm trong sạch, tốt đẹp.

    Chỉ cần thắp sáng một đến ba ngọn nến, là rạng rỡ khắp thế gian, thấu suốt khắp lòng người. Nhiều người không hiểu đạo lý này, họ cho rằng đốt càng nhiều, nến cháy càng sáng, có nghĩa càng góp được công đức và được Phật ban phúc nhiều hơn.
    Đi chùa chúng ta thường dâng hương lễ Phật, nhưng chỉ làm theo thói quen mà ít người biết ý nghĩa thực sự của việc này.

    Đây là cách hiểu sai lầm về đốt nến khi lễ Phật. Phật không phân quý tiện, càng không phân ít nhiều, nhiều không hẳn là tốt, ít chưa chắc là xấu. Quan trọng là ở chân tâm của mỗi người. Nếu trong lòng tự có một ngọn nến thơm thanh sạch, sáng suốt thì không cần dâng nến thắp đèn Phật cũng chứng cho. Để đề phòng hoả hoạn, nhiều nơi không cho đốt nến, chỉ cần có tấm lòng ngoan đạo cũng có thể được công đức.

    Khi cúng bái thần Phật không cần quá phức tạp, dâng nến, hoa, đèn, nước sạch, hoa quả, cơm chay là đủ. Nếu không thể có đầy đủ các đồ vật trên, thiếu một hay toàn bộ các vật trên đều có thể chấp nhận, tuy nhiên không được cúng rượu hay đồ mặn, càng không được đốt tiền vàng mã ngay trước ban Phật.
    Chi Nguyễn (Theo Ebaifo)
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người