Nhân quả báo ứng khôn cùng, muốn tránh thì đừng làm 5 việc sau

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Trong cuộc sống không phải việc gì làm cũng là tốt hết, vậy chúng ta phải biết việc nào nên làm và việc nào không nên làm.

    Trong cuộc đời của mỗi người, dường như không phải lúc nào cũng đều thuận buồn xuôi gió, luôn có vô số chuyện không như ý muốn. Những cái gọi là buồn và hận, bi và khổ, phiền não và thất vọng, long đong lận đận và bất công tủi nhục, khiến chúng ta không cách nào trốn tránh.

    Thế nhưng, mỗi người lại có cách đối diện với cuộc đời khác nhau. Có người bình thản, an nhiên, nhưng cũng có người lại sân si quá lớn, chính vì thế họ thường mắc phải những lỗi lầm dưới đây.

    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Không hiếu thuận với cha mẹ

    Cha mẹ sinh ra ta, và nuôi dưỡng ta khôn lớn, ân tình thâm hậu, trong kinh Phật có nói rằng bạn có báo đáp vài ức kiếp cũng chưa trả hết đại ơn của cha mẹ, người bất hiếu với cha mẹ trời đất đều khó dung tha. Hơn nữa, người ngay cả đến cha mẹ mình mà còn không hiếu lễ kính trọng thì làm sao có thể lãnh đạo người khác? Làm sao có thể thu phục chúng nhân (công chúng)?

    Đây được coi là tội nặng nhất của đời người.

    Sát sinh

    Muôn loài sinh ra trên thế gian này đều có quyền được sống, được phát triển và sinh sôi. Vậy mà con người lại giết thịt chúng để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình. Người mà thường xuyên sát sinh, trong tâm khuyết thiếu thiện niệm, vậy lẽ nào có thể đạt được sự nghiệp và gặp cơ hội tốt trong cuộc sống?

    Tham dâm háo sắc

    Người tham dâm háo sắc trong tâm tồn chứa tà, khuyết thiếu ngay thẳng chính khí, sự nghiệp và cuộc sống sẽ rất không thuận lợi, sở cầu trái với ý nguyện của trời đất, là việc làm vi phạm đạo đức, không thể viên mãn. Cho nên người tham dâm, thân thể khẳng định chịu hao tổn, làm sao không mắc bệnh?

    Nói lời ác nghiệt

    Cổ nhân có câu rằng: "Bệnh tùng khẩu nhập, hạ tùng khẩu xuất". Tức là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.

    “Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì? Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ… tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm". Tâm không tịnh mới thốt ra những lời bạc ác, nếu gây điều bạc ác quá nhiều, chắc chắn sẽ có ngày, nghiệp vận vào thân.

    Trộm cắp

    Phàm trên đời này, không có gì tự sinh ra, nhất là những thứ thuộc về của cải, vật chất. Người ta phải vất vả để làm ra, vậy mà có người nỡ lòng tham lam, trộm cắp. Nhưng chủng hành vi này, lại tiêu hao rất nhiều phúc báo của bản thân mình, hơn nữa một lúc nào đó bạn nhất định sẽ phát hiện mình chịu tổn thất một cái gì đó tương đương. Còn có một nhóm người chuyên môn đi trộm cắp, dù cho là “phát gia trí phú”, trở lên giàu có rồi đi nữa thì cũng bằng suy tổn hết phúc đức, sau nhất rốt cuộc vẫn rớt vào ác quả của đói khổ bần cùng bi thảm.
    Phong Linh (TH)/Theo Khỏe & Đẹp
    Những lời phật dạy về cuộc sống đáng suy ngẫm:

    Nam Mô A Di Đà Phật


     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người