Những câu chuyện về nhân quả – Tâm Thiền

Thảo luận trong 'Lời phật dạy'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Câu chuyện về loài chim ó

    Nếu bạn đặt một con chim ó vào một chiếc lồng và hoàn toàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang, thì cho dù vẫn có khả năng bay lên, con chim này sẽ hoàn toàn trở thành một… tù nhân. Lý do là một con chim ó luôn bắt đầu bay từ mặt đất lên, với đoạn chạy đà khoảng 3 – 4m. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chú chim thậm chí chẳng buồn cố gắng thử bay lên, mà sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một ‘nhà giam’ nhỏ chẳng hề có mái!.

    [​IMG]

    Câu chuyện về con dơi

    Một con dơi bình thường luôn bay ra ngoài vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, lanh lợi đến mức ấn tượng. Tuy nhiên, nó không thể cất cánh từ một địa điểm bằng phẳng. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì tất cả những gì nó có thể làm là lê bước loanh quanh một cách vô vọng và đau khổ. Cho đến khi nó tìm được một độ cao nào đó, chỉ cần là một góc nâng nhỏ thôi, để từ đó, nó có thể tung mình vào không trung. Và, ngay lập tức, nó bay lên như một tia chớp.

    Câu chuyện về loài ong nghệ

    Một con ong nghệ nếu bị thả vào một cái cốc lớn không có nắp, nó cũng sẽ ở đó cho đến khi chết, trừ phi chúng ta lôi nó ra. Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà cố tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt bên, hoặc qua… đáy cốc. Nó sẽ tìm một con đường ở nơi mà không có con đường nào tồn tại, cho đến khi nó hoàn toàn tự hủy hoại mình.

    Và câu chuyện về con người

    Theo rất nhiều cách, chúng ta cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ. Chúng ta vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối và tuyệt vọng của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể một giải pháp ở rất gần, chỉ cần chúng ta nhìn lên cao hơn hay nhìn hướng tới phía trước. Nhìn ngược lại có thể khiến bạn buồn bã, nhìn quanh có thể khiến bạn lo lắng.

    Hãy nhìn lên cao, nhìn tới phía trước hoặc tự nhấc mình lên mà không cần tới những bước chạy đà… đó là cách sống lạc quan.

    ————

    Một vị vua anh minh đang trị vị một đất nước thanh bình, và no ấm, nhưng rồi giặc ngoại xâm kéo đến, vị vua xuất chinh thảo phạt những kẻ manh nha cướp nước, thắng trận trở về, vị vua sau đó đã xuất gia tu hành và đạt Đạo, thật không thể tỏ tường cho rõ vì sao vị vua đã từng ra tay với giặc ngoại xâm, cướp đi sinh mạng của những con người như thế, vậy mà vị vua vẫn có thể tu hành đắc Đạo. Một nhà sư, thân đang mang trọng bệnh, hai chân đau nhức đã nhiều năm nay, chữa hoài mà vẫn chẳng khỏi, nhưng không vì cơn bệnh hành hạ mà vị sư bỏ quên việc tu hành, việc soạn thảo các bản Kinh sách, nhà sư vẫn hằng ngày dành thời gian để hoàn thành các tác phẩm như vậy nhằm truyền bá giáo Pháp cho mai sau, và lành thay, sau một đêm với một giấc mộng lạ, sáng thức dậy, nhà sư đã có thể quẳng cây gậy chống mà bước đi một cách nhẹ nhàng như chưa từng bị cơn bệnh đau chân hành hạ. Rồi thì cũng một nhà sư khác, trong một cuộc vấn đáp Phật Pháp, nhà sư này đã yêu cầu người ta phải quỳ lạy mình mới nói ra những lời Đạo lý, nhưng những lời sau đó cũng tương tự như những gì người ta đã nói với nhà sư, vậy là nhà sư đã tỏ vẻ, đã lên mặt, và sau đó, nhà sư đã không tránh khỏi bị bệnh tật hành hạ, ăn vào lại bị nôn ra hơn cả chục năm dài đằng đẳng. Chuyện trong chốn tu hành là như vậy, giờ thì đến chuyện ngoài thế gian, một vị tướng tài ba đang trên đường về doanh trại thì gặp phải một đôi vợ chồng già đang ngồi co ro trong giá rét, vị tướng bèn hỏi thăm và sau đó đã cho đôi vợ chồng nọ đi nhờ đến điểm cần đến, hành trình thay đổi như thế, lành thay đã giúp vị tướng tránh được một vụ ám sát đã được kẻ địch sắp đặt trước. Rồi thì, một người kinh doanh thịt chó, mỗi ngày đều giết hại gần cả chục chú chó đáng thương để làm thịt mà bán buôn hàng quán, nhưng sau đó, dần dà cả gia đình lâm vào cảnh bi đát, bệnh tật tìm đến, con cháu ăn chơi, quậy phá, gia sản dần tiêu tán, người đành phải đóng cửa quán thịt chó mà chuyển sang ngành nghề khác. Trong những câu chuyện như thế đó, lẽ nhân quả hiển bày ra có những lúc thật khó mà có thể nói cho rõ ngọn ngành, thật khó có thể thông hiểu cho tường tận, nhưng lẽ nhân quả vẫn mãi mãi là lẽ nhân quả không bao giờ bỏ sót bất kỳ ai.

    Lẽ nhân quả trên cuộc đời này có lúc hiển bày thật rõ ràng, làm việc thiện sẽ gặt được quả thiện lành, làm việc bất thiện như giết hại người chẳng hạn thì sẽ phải chuốc lấy quả báo đắng cay, ấy vậy mà cũng có đôi lúc chúng ta vẫn không thể thông hiểu, giải thích cho thật tường tận ngọn nguồn của một vài sự việc xảy đến trong cuộc sống hằng ngày. Như có câu chuyện về một nhà vua nọ, vốn là một con người rất mực tài ba, có khả năng thao lạc, cai quản dân chúng một cách rất anh minh, khiến cho cuộc sống của bá tánh ngày càng trở nên khấm khá, no ấm, và hạnh phúc hơn, đất nước theo đó cũng ngày càng hùng mạnh. Những tưởng mọi việc cứ vậy mà êm thắm trôi qua trong thanh bình, và an lạc, nhưng rồi việc gì đến cũng đã xảy đến, giặc ngoại xâm đã khởi binh tấn công hòng chiếm đoạt cho bằng được những gì mà mọi người trong đất nước yên bình này đã gầy dựng nên. Khi đó, nhà vua đã có một hành động có thể gọi là hiếm có vào thời kỳ phong kiến, một hành động đầy dân chủ, nhà vua đã triệu tập quần thần hỏi thăm ý kiến của các tướng lĩnh, quan lại, cùng các bô lão ở các thôn làng xem có nên xuất quân đánh trả lại giặc ngoại xâm hay không, bởi thế lực của kẻ địch rất lớn, lớn hơn gấp bội lần khả năng của quân đội trong nước, kẻ địch này đã từng chinh chiến, và giành thắng lợi trên khắp các mặt trận từ Á sang Âu, đi đến đâu cũng đều bách chiến bách thắng. Nhà vua hỏi thăm ý kiến như thế, và đã nhận lại câu trả lời “Đánh!” một cách dứt khoát từ các tầng lớp nhân dân. Vậy là, cả nước lúc đó đã đồng tâm hiệp lực cùng nhau mà quyết chiến với kẻ địch xâm lăng, số thương vong thật không sao có thể kể xiết, nhưng rồi lành thay, lẽ phải đã đứng về những con người nhỏ bé, tuy thế lực không đáng kể là bao so với quân địch nhưng sau cùng đã có thể giành lấy chiến thắng một cách hiên ngang, và lẫm liệt, không chỉ một lần mà còn đến cả lần sau khi kẻ địch lại kéo đến quấy nhiễu. Thế là, sau bao năm tháng kháng chiến chống kẻ địch ngoại xâm, đất nước lại trở nên thanh bình, và thịnh trị dưới tài thao lược của nhà vua anh minh. Và sau đó, khi thấy mọi việc đã yên ổn, đâu vào đó, nhà vua đã truyền ngôi lại cho con, và xuất gia lên núi tu hành. Một ông vua đang ở đỉnh cao của vinh quang mà lại có thể sẵn sàng từ bỏ tất cả mà quyết chí xuất gia tu hành thì thật đáng ngưỡng mộ thay, thật lành thay, để rồi sau đó, trên thế gian này lại có thêm một vị chân tu đắc Đạo, giác ngộ được lẽ thật của cuộc đời, và đi truyền bá khắp mọi nơi những chân lý hữu ích nhằm giúp cho mọi người có thể thoát khỏi khổ đau của sinh tử luân hồi. Sự tình là như vậy, một câu chuyện đã gợi lên cho chúng ta bao điều nghĩ ngợi về lẽ nhân quả sao nhà vua đã từng giết không biết bao nhiêu là kẻ địch ngoại xâm nhưng khi xuất gia tu hành vẫn đắc Đạo, vẫn có xá lợi lưu lại trên cuộc đời này, thật là không thể dễ dàng mà tường tận cho ra ngọn nguồn nguyên do của sự việc như vậy, tuy nhiên cũng có người cho rằng vì nhà vua làm theo ý của toàn dân, không phải nhà vua thực tâm muốn sát hại mạng người, nên tội nghiệp có thể phần nào đó vơi nhẹ, và bằng nổ lực tu hành của mình, nhà vua đã có thể tiến đến đắc Đạo.

    Chuyện về một vị vua anh minh, đã từng đánh thắng giặc ngoại xâm, đã từng giết bao kẻ địch nhưng vẫn có thể tu hành đắc Đạo là thế đó, chúng ta có lẽ cần phải ngẫm nghĩ nhiều hơn nữa về lẽ nhiệm màu sâu xa của lý nhân quả. Giờ thì, chúng ta hãy cùng xem xét tiếp một vài mẫu chuyện nhân quả cũng trong chốn tu hành thanh tịnh của các nhà sư. Có câu chuyện kể về một nhà sư nọ rất tinh thông, am hiểu Phật Pháp, dù đang bị cơn bệnh đau chân hành hạ đã nhiều năm, chạy chữa khắp mọi nơi vẫn không khỏi, nhưng nhà sư vẫn không bỏ quên việc tu hành cần mẩn, việc biên soạn Kinh sách để có thể lưu truyền lại cho hậu thế mai sau những chân lý hữu ích giúp cho con người thoát khỏi khổ đau. Như chân lý về vô ngã chẳng hạn, một chân lý nói rằng thân tâm mà chúng ta đang có không thật là chúng ta như chúng ta vẫn nghĩ, không có cái gọi là tôi, là cái của tôi như chúng ta vẫn hằng tâm niệm như vậy, bởi thân tâm chỉ là huyễn hoá, duyên hợp tạm bợ, do nhiều yếu tố nhân duyên tụ hội lại với nhau mà thành nên, khi duyên tán thì tan mất, chúng luôn biến chuyển một cách vô thường theo chiều hướng sinh, già, bệnh, chết, luôn đổi thay thất thường với biết bao cảm xúc vui buồn thương giận thay nhau nối tiếp, nên không thể gọi là tôi vui, hay tôi buồn, bởi vui rồi lại buồn, buồn rồi lại vui, nào thật vui mãi mãi, hay buồn mãi mãi, nếu mãi mãi như vậy thì mới gọi là tôi vui, hay tôi buồn, nên như vậy cái tôi rõ là không thật có, cái tôi đã không thật rồi thì cái gọi là của tôi làm sao thật được, tất cả đều chỉ là giả tạm, và ngay khi nhận ra như vậy, cái chân thật sẽ hiện ra, cái chân thật này tràn đầy an lạc, và niềm hạnh phúc miên viễn mà tất cả chúng ta ắt hẳn ai nấy cũng đều muốn được sống như vậy. Những chân lý như thế, nhà sư đó đã âm thầm biên soạn lại mỗi ngày qua, dù đang trong cảnh bệnh tật đau đớn. Và rồi, việc gì đến cũng đã xảy đến, trong một đêm nọ, nhà sư đã nằm mơ thấy những cảnh tượng thật lạ lùng, và lành thay, khi thức dậy, cơn đau chân hành hạ bấy lâu nay đã tan biến mất, nhà sư lúc này đây đã có thể thản nhiên quẳng cây gậy chống mà bước những bước đi thật nhẹ nhàng, và khoan thai như chưa từng bị bệnh tật quấy nhiễu vậy. Thật đúng là gieo nhân lành sẽ gặt được quả thiện lành, câu chuyện là như vậy. Vậy thì gieo nhân bất thiện lành sẽ gặt quả bất thiện cũng là điều hiển nhiên, và câu chuyện tiếp theo chính là muốn nói lên điều này. Rằng thì, có một nhà sư đang trong một cuộc hỏi đáp Phật Pháp, nhà sư này đã yêu cầu người ta phải quỳ lạy mình mới nói ra những lời lẽ chân lý, nhiệm mầu, nhưng rồi, những tiếng lời nhà sư cất lên cũng tương tự như lời người ta đã nói, vậy là nhà sư đã tỏ vẻ ta đây, đã lên mặt với người khác, cái tôi của nhà sư vẫn còn to tướng. Và rồi, sau đó, việc gì đến cũng đã xảy đến, nhà sư đã bị bệnh tật kéo đến mà hành hạ, mỗi ngày khi ăn vào đều bị nôn ra, cơn bệnh cứ vậy mà hoành hành đến hơn cả chục năm dài đằng đẳng. Thật đúng là chúng ta không nên có thái độ, và cách hành xử như nhà sư này một chút nào.

    Chuyện trong chốn tu hành là thế đó, nhân quả vẫn luôn hiển bày ra cho chúng ta thấy một cách rất đúng đắn, gieo gì thì sẽ gặt nấy. Giờ thì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chuyện nhân quả trong cuộc sống thế tục hằng ngày, bởi nhân quả vẫn đang hiện diện đâu đó khắp xung quanh chúng ta trong những câu chuyện rất đỗi bình thường đang diễn ra trong cuộc sống thường tình. Và một trong những câu chuyện như vậy, có một câu chuyện mà chúng ta không thể không kể đến, một câu chuyện có thật xảy ra trong chiến tranh thế giới một thời đã qua. Rằng thì, khi đó, vị tư lệnh tối cao của lực lượng đồng minh đang trên đường trở về doanh trại, đoàn xe cứ đều đặn mà lăn bánh trên những con đường quen thuộc, những tưởng mọi việc cứ vậy mà diễn ra một cách êm thắm, nhưng rồi, vị tư lệnh bỗng bắt gặp thấy có một đôi vợ chồng già đang ngồi co ro giữa trời lạnh giá. Vị tư lệnh bèn cho xe dừng lại, bước xuống hỏi thăm và hay biết rằng đôi vợ chồng già đó đang rất muốn được quay trở lại nhà của mình ở cách xa nơi này, rằng họ đang ngồi mà chờ đợi một ai đó tốt bụng sẵn sàng chở họ về nhà giữa trời tuyết rơi giá lạnh, đường xá đi lại khó khăn. Sự tình là vậy, vị tư lệnh nghe qua, liền ngay lặp tức mời hai vợ chồng họ ngồi lên xe của mình, thế là, lộ trình đã đổi thay, thay vì quay trở về doanh trại như dự định ban đầu, giờ thì cả đoàn xe sẽ cùng nhau hộ tống cho đôi vợ chồng già đáng thương kia được quay trở về mái nhà ấm áp của họ. Và lành thay, chính vì lòng tốt như thế mà vị tư lệnh đã tránh được một cuộc mai phục ám sát của kẻ địch, bởi khi đó, kẻ địch đã hay biết tuyến đường di chuyển của vị tư lệnh nên đã âm thầm ẩn nấp chờ để phục kích, để sát hại vị tư lệnh tối cao của lực lượng đồng minh, một người giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự thành bại của cuộc chiến đấu chống lại quân phát xít, và lòng tốt bụng của vị tư lệnh chính là đã góp phần không nhỏ vào cục diện chiến sự khi đó. Nếu như khi đó, vị tư lệnh cứ cho xe thản nhiên chạy lướt qua đôi vợ chồng già kia, không đoái hoài gì đến tình cảnh của họ, thì ắt hẳn là thời thế đã có nhiều đổi thay, vị tư lệnh có thể đã bị ám sát, và lực lượng đồng mình đã mất đi một vị tướng lĩnh tài ba, giữ vai trò quan trọng, không thể thiếu trong cuộc chiến tranh đầy chính nghĩa của nhân loại chống lại chủ nghĩa phát xít đang tìm cách bành trướng thế lực của mình ra khắp cả thế giới, đang tàn sát không biết bao nhiêu người vô tội, và thiện lương. Thật là nhân quả lúc nào cũng có lý lẽ của riêng nhân quả, chúng ta đã hay biết rõ ràng ra đó một trường hợp có thật trong đời đã từng xảy ra như thế, một con người trong thoáng chốc đã đưa ra một quyết định thật đúng đắn, và tràn đầy cảm tình đồng lại, đã không đan tâm bỏ rơi cảnh người đang chịu khổ đau mà ra sức giúp đỡ cho họ, để rồi sau đó, cái mà người nhận được, hay cũng có thể nói cái mà tất cả nhân loại thiện lương nhận được chính là thế cục của cuộc chiến tranh chính nghĩa đã không bị xoay chuyển theo chiều hướng bất lợi, mà có lẽ là chính lòng tốt ngày nào của vị tư lệnh tối cao của lực lượng đồng minh đã góp phần quan trọng vào chiến thắng của toàn thể những con người yêu chuộng hoà bình, và hạnh phúc.

    Nhân quả đã hiển bày ra một cách thật rõ ràng trong một tình huống như thế, một tình huống mà có lẽ với người khác, họ sẽ có thể dễ dàng bỏ qua, nhưng với những con người có lòng tốt thực sự, họ đã ra tay hành hiệp, trượng nghĩa, và kết quả là những điều thiện lành đã tìm đến với họ. Giờ thì, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu một mẫu chuyện về nhân quả khác trong cuộc sống thường tình này, của những con người kinh doanh hàng quán ăn uống. Rằng thì, có câu chuyện về một gia đình kinh doanh quán thịt chó nọ, với doanh số mỗi ngày đều cao ngất ngưởng, thật là một công việc kinh doanh béo bở đối với gia đình họ, nhưng cũng thật chẳng lành thay, đã có biết bao chú chó đáng thương phải mất mạng một cách thảm thương cũng chỉ vì miếng ngon nơi đầu tấc lưỡi của con người ta, dù chỉ thoáng qua trong giây lát, nhưng con người ta vẫn không thể cưỡng lại được, mà mặc tình để cho dục vọng đưa đường chỉ lối để rồi phạm phải bao tội nghiệp mà bản thân không lường trước được. Bởi khi đó, khi công việc kinh doanh thịt chó đang tiến triển ngày càng phát đạt, thì những biến cố xấu đã tìm đến với gia đình này. Bệnh tật, đau ốm triền miên thay nhau kéo đến mà hành hạ người chủ gia đình, người đã đích thân ra tay sát hại các chú chó đáng thương, còn đối với các người con thì họ lại trở nên thoái hoá, biến chất, ăn chơi một cách đầy sa đoạ, phung phí tiền bạc không tiếc tay. Tình cảnh vậy đó, cứ ngày càng tiến triển càng lúc càng thêm nặng nề. Và rồi đỉnh điểm của sự việc là khi có một người con của gia đình đã phải mất mạng vị bị điện từ chiếc lò quay thịt chó phóng ra giật chết. Thế nên, sau đó, gia chủ của gia đình này đã chạy đôn chạy đáo mà tìm đến các nơi chùa chiềng để cúng bái, để cầu xin bình an cho gia đình mình, nhưng bình an dù cho có khấn vái đến mức độ nào đi nữa vẫn chẳng thể tìm đến với gia đình họ, thậm chí khi họ đã cố tình tìm một người khác thay họ công việc sát hại, làm thịt các chú chó, họ những tưởng có thể đổ hết tội lỗi lên đầu người khác thay cho họ, nhưng tất cả đều vô vọng, bệnh tật, và những điều bất như ý vẫn nối nhau tìm đến, và rồi sau đó, vì không còn có thể chịu đựng thêm được nữa, và cũng vì sợ hãi mà họ đã đóng cửa quán thịt chó, chuyển sang sinh sống bằng nghề khác. Vậy đó, sát sinh thì sẽ phải chịu quả báo thích đáng, trong đó việc thường hay đau ốm là một trong những quả báo sẽ tìm đến, không một ai có thể tránh khỏi. Nên chăng chúng ta cần biết tránh xa việc sát hại sinh mạng của các chúng hữu tình xung quanh, mà nếu như chẳng thể vì một lý do nào đó như là phải phun thuốc trừ sâu bệnh gây hại cho cây trồng chẳng hạn, thì điều tối quan trọng nhất trong giới luật cấm sát sinh mà chúng ta phải thực hành theo để có thể có được một đời sống vơi giảm tội nghiệp hơn, đó chính là chúng ta không nên giết hại mạng người, bởi thân người khó được, nếu chúng ta đan tâm sát hại một ai đó, thì quả báo nặng nề, và thảm khốc sẽ tìm đến với chúng ta, không sao có thể lẫn tránh.

    Vậy là, từ câu chuyện về một vị vua anh minh đã cùng chung vai sát cánh với nhân dân mà chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm, đã từng thẳng thừng ra tay sát hại kẻ thù, nhưng sau đó, vị vua xuất gia tu hành vẫn có thể đắc Đạo, nhân quả trong trường hợp này thật khó có thể nghĩ bàn cho ra ngọn nguồn, bởi vì chúng ta không thấy vị vua đó phải chịu quả báo đau khổ, mà lại còn có thể thông đạt Đạo lý, sống đời một cách thanh nhàn, và tràn đầy an lạc. Trong khi đó, có những người kinh doanh hàng quán ăn uống, hằng ngày sát hại không biết bao nhiêu sinh mạng của những con vật nhỏ bé đáng thương, lại phải rơi vào tình cảnh rất đỗi bi đát, phải bị bệnh tật hành hạ, hay thậm chí là bị mất mạng trong lúc tiến hành các công việc sát sinh đó. Rồi thì, có những bậc tu hành khác, nhờ công đức biên soạn Kinh sách, thuyết giảng Phật Pháp mà có thể lần hồi thoát khỏi cảnh bệnh tật dai dẳng đã bấy lâu tìm mọi cách chữa trị nhưng vẫn chẳng khỏi, nhưng nhờ kiên trì, và thành tâm với công việc lưu truyền Phật Pháp mà đã có thể khỏi hẳn cơn bệnh, hay như có người tu hành cũng rõ ràng bị quả báo một cách thích đáng vì đã lên mặt, đã cống cao ngã mạn, yêu cầu người khác phải quỳ lạy mình mới nói ra những lời lẽ Đạo lý, nhưng rồi tiếng lời cất lên vẫn chỉ tương tự như lời người ta đã nói, vậy là phải bị quả báo ăn vào rồi lại nôn ra kéo dài đến hơn cả chục năm dài đằng đẳng. Hoặc như quả báo cũng đã hiển bày ra thật rõ như ban ngày ban mặt khi có một vị tư lệnh tối cao đã không ngần ngại thực thi lòng tốt giúp đỡ người khác giữa đường cơ nhỡ, để rồi sau đó vị tư lệnh này đã có thể thoát khỏi sự ám sát của kẻ địch, và cục diện chiến tranh trên toàn thế giới vì vậy mà không bị xoay chuyển theo chiều hướng bất lợi. Những câu chuyện về nhân quả như trên, có câu chuyện thì nhân quả hiển bày ra thật rõ ràng, gieo nhân gì thì sẽ gặt quả nấy một cách thích đáng, không thể trốn tránh, nhưng cũng có câu chuyện mà lẽ nhân quả thật khó có thể giải thích cho tường tận ngọn nguồn. Nhưng dù cho có như thế nào đi nữa, điều cần nhất là chúng ta vẫn hãy tin vào lẽ nhân quả, chúng ta vẫn nên làm những việc thiện lành để rồi những cảm ứng tốt lành sẽ tìm đến với chúng ta. Và để làm được điều này, có lẽ là chúng ta nên quay vào nhìn lại những ý niệm, và xúc cảm đang quanh quẩn trong tâm tư mình, chúng ta chỉ đơn giản nhìn thẳng vào chúng mà không khởi lên thêm bất kỳ một ý nghĩ nào khác, chúng ta sẽ thấy chúng dần tan biến mất, liền ngay đó, tâm thái thanh tịnh, rỗng rang, và sáng tỏ sẽ hiện lên. Từ tâm thái này chúng ta sẽ có thể phát khởi ra những ý nghĩ, lời nói, và hành động đúng đắn làm lợi lạc cho không chỉ bản thân mà còn cho cả mọi chúng hữu tình xung quanh.
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người