Những hình ảnh "không giống ai" ở lễ hội Việt

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Xoa vào cột, xoa vào bụng tượng, vào khánh hay thậm chí là nhét tiền lên mái chùa.

    Ở chốn linh thiêng, nhưng nhiều người dân chen lấn, xô đẩy, thậm chí giẫm đạp lên nhau để lấy tiền xoa vào bát hương, thanh bảo kiếm lấy may mặc cho lực lượng chức năng ngăn cản. Chẳng biết từ bao giờ người ta đồn đại với nhau rằng, nếu cọ tiền vào chuông, khánh hay vào cột chùa Đồng-Yên Tử thì cả năm sẽ làm ăn phát đạt. Chính vì vậy, rất nhiều người khi đã leo được lên đỉnh thiêng Yên Tử thì phải tìm bằng mọi cách để xoa bằng được tiền vào ngồi chùa nổi tiếng linh thiêng này. Hoặc giắt tiền vào khắp mọi nơi để lấy may.

    GS Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Văn hóa dân gian cho biết, không chỉ ở đền Trần, Nam Định, non thiêng Yên Tử, Quảng Ninh. Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, ngôi chùa to, đẹp thuộc loại nhất Việt Nam, cũng bắt gặp nhiều bức tượng đá bị du khách thập phương "chăm sóc" thô bạo đến mức phần bụng, phần đùi, tay bị mài bóng nhẵn.

    “Lệch chuẩn” là cụm từ mà rất nhiều nhà văn hóa đã rất đau lòng khi nói về văn hóa đi lễ hội của một bộ phận người dân.

    GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ: "Một trong những nét đẹp của lễ hội là khơi gợi lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống văn hóa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay có một thực tế khá phổ biến là nhiều người khi đi lễ hội lại không hề hay biết về văn hóa lễ hội mà mình tham gia. Mọi người đi đình, đi chùa chủ yếu là cầu tài, cầu lộc và hầu như không ai được tuyên truyền và giảng giải về văn hóa giáo lý của nhà Phật, vì thế đã dẫn tới một loạt các hành vi phản cảm "lệch chuẩn", chốn tâm linh".
    Phúc Hưng - Xuân Ngọc​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người