Nợ Hồ Đồ

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Mỗi người hình dáng không giống nhau, thì nhân quả cũng khác nhau. Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng khác nhau. Có nhiều người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả, trả mãi không hết. Nên nói: “nợ cao như núi”.

    [​IMG]
    Đó cũng là núi nghiệp chướng: Núi ấy ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Nợ nợ chồng chất, rối rắm vô ngần, chẳng sao gở sạch. Đó là vì duyên cớ gì? Vì là ngày trước họ tính lời quá cao; Đem tiền cho vay, họ lấy lời cắt cổ. Thật là lòng tham không đáy. Họ nghĩ rằng mình chiếm thượng phong, nào ngờ kết quả là mình chịu thua lỗ. Nghiệp chướng của họ ngày thêm sâu dày, đến độ cuối cùng họ chẳng sao rút chân ra được.

    Có người thiếu nợ là phải làm cha, có người thiếu nợ là phải làm mẹ, có người thiếu nợ là phải làm chồng, làm vợ, hoặc phải làm con gái, phải làm con trai. Nên nói: “Cha mẹ đói khát, là nợ luân thường.” Không biết là bao nhơn duyên hội họp để khiến vận mạng ngày nay của chúng ta an bài như vậy. Nhưng đa số người ta, vì không hiểu rõ mọi sự vốn có tiền nhân hậu quả, khó trốn tránh định nghiệp, nên có khi họ không chịu nhận nợ này, nghĩ rằng có thể quỵt nợ chẳng trả. Rõ ràng là thiếu nợ song không chịu thừa nhận! Cũng chính vì có những kẻ không biết điều như vậy nên thế giới mới đầy chuyện rắc rối. Bạn có rắc rối của bạn, tôi có phiền phức của tôi, họ có phiền não của họ. Ai cũng có nhân quả tạp nhạp, thiện ác xen lẩn, rối rắm chằng chịt. Nếu ngẫu nhiên gặp được Phật Giáo, nghe được Phật lý thì mới hiểu được chút ít. Song le, hôm nay hiểu rõ, ngày mai lại hồ đồ mê muội. Rồi ngày mốt sáng óc, song ngày kế đó lại thành mê muội. Vậy là tới cục diện “trí, ngu bằng nhau”.
    Hiểu biết và ngu muội thì bằng nhau. Lúc hồ đồ thì chẳng nghĩ đến tu hành, lúc sáng suốt thì nghĩ đến tu đạo. Nhưng thời gian tu trì thì ngắn ngủi, mà thời gian mê muội thì quá nhiều. Vì vậy thành quả do tu hành chẳng thể bằng tổn thất do ngu muội. Trí huệ ngày càng sa sút mà ngu mê ngày càng gia tăng. Rồi trong vòng kềm tỏa của màn vô minh, họ làm không biết bao là chuyện mê muội. Khi lòng mờ mịt, thì sẽ dẫn tới thân mê muội luôn. Khi lòng khởi dậy tham, sân, si, thì thân sẽ phạm sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Đó chính là những trương mục (nợ nần) mê muội, không thể nào thanh toán cho sạch.

    Vì vậy trong gia đình thân quyến có lúc bất hòa: Ví như cha con bất hòa, mẹ con tranh chấp, vợ chồng cải lẫy, anh em đấu tranh, chị em gây lộn... đủ thứ chuyện rắc rối sản sinh. Chuyện đã như vậy, song họ chẳng ai thừa nhận, chẳng chịu thấy đây là nợ nần, mà ngược lại cảm thấy mình bị thiệt thòi. Kỳ thật, những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ. Trước kia gieo nhân gì, nay gặt quả là vậy, có gì đâu mà phải oán hận? Nên có câu rằng: “Kẻ biết mệnh trời thì không đứng dưới bước tường nghiêng đổ. Y không trách trời, không đổ lỗi cho người khác.

    Y biết hạ mình để học hỏi và nâng cao đạo đức để tiến lên.” Người tu trước tiên phải hiểu lý nhân quả, không nên gieo nhân một cách bừa bãi, phải trồng nhân cho thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì mình tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại. Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng rối rắm chẳng rõ; cũng không thể để chuyện thị phi đúng sai hổn tạp chẳng rành. Một khi mình đã phân biệt được trắng đen, chân giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể thanh tịnh, bản tánh chơn như mầu nhiệm.
    Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng ngày 16 tháng 6 năm 1980​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người