Phật dạy: Điều công bằng nhất trên thế gian này chính là nhân quả

Thảo luận trong 'Lời phật dạy'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan con người, nhân quả được coi là một quy tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.

    Cổ nhân thường nói: Đừng có tạo nghiệp ác, tạo nghiệp thiện còn có thể lên thiên đàng, nghiệp ác, phải xuống địa ngục. Con người có thể lên thiên đàng, cũng có thể xuống địa ngục, tất cả đều do ý niệm của mình mà ra.

    Cái được gọi là làm tốt 3 thứ: Thân, Khẩu, Ý, chính là thân làm điều tốt, miệng nói lời hay, tâm nghĩ việc thiện. Ví như khi chúng ta đứng ở ngã ba, trước mặt có hai con đường, một thiện một ác, không biết chọn con đường nào là đúng, vậy ta hãy dùng 3 thứ này để đo lường, nó sẽ giúp chúng ta tìm ra đâu là con đường chúng ta chọn. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo, vấn đề chỉ là thời gian.

    Có người luôn nghi hoặc: “Nhân quả thiện ác, rút cuộc nó có tồn tại hay không?” Tại sao có người làm việc thiện nhưng lại không gặp được thiện báo, làm việc ác lại phú quý đầy nhà?

    [​IMG]
    Vấn đề này, dưới góc độ nhân quả mà nhìn nhận thì: Người làm việc xấu kia, họ đang hưởng giàu sang phú quý, đó là cái thiện nhân họ gieo lúc trước, bây giờ ra quả; Điều ác mà họ đang làm, đó chỉ là mới gieo ác nhân, sau này nhân nở họ sẽ gặp ác báo.

    Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như chúng ta đang đói, chỉ cần ăn vào một thứ gì đó thì được no và kết quả của nó cũng có thể xảy ra ở tương lai gần hoặc xa. Chỉ cần chúng ta chịu khó quan sát trong hiện tại, ta sẽ dễ dàng nhận ra quả báo trước mắt của những việc làm tốt hay xấu.

    Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một thông tin tốt đẹp có lợi cho mình, thì lập tức ta có thái độ hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay khi ấy chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu, buồn phiền, bực bội và có thể nóng nảy với những người khác.

    Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật.

    [​IMG]
    Trên thế gian này với nhiều thể chế chính trị và rất nhiều tôn giáo đều lý giải nhân quả theo cách riêng của mình, đa số đều nghiêng về có một đấng tối cao ban phước giáng họa. Tuy nhiên theo quan điểm của đạo Phật, luật nhân quả báo ứng là nền tảng sống của muôn loài vật, không ai có thể tách rời luật nhân quả mà tồn tại. Cho nên Phật giáo, đối với “nhân quả báo ứng“, có cái nhìn đầy đủ và thấu triệt, Phật dạy chính chúng ta là chủ nhân của bao điều họa phúc, mình làm lành được hưởng phước tốt đẹp, làm ác chịu quả khổ đau.

    Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo tốt đẹp, còn làm các điều xấu xa tội lỗi bị quả báo khổ đau. Mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo tương xứng khác nhau.

    Giữa nhân quả còn có một thứ quan trọng, đó là “duyên”. Có nhân thì có quả. Tền tài, sự nghiệp, bạn bè, tất cả moi thứ đều như vậy, đều dựa vào duyên phận. Duyên phận là thứ gì đây? Phật dạy mọi vật trong vũ trụ này được sinh ra là bởi chữ Duyên, tất cả đều do duyên khởi.

    Bàn về quan hệ nhân duyên: Nhân không thể trực tiếp sinh thành quả, cần phải có duyên, ví như khi bạn trồng dưa, bạn không thể cứ đem hạt Dưa để trên bàn là có thể nảy mầm đơm hoa kết trái. Bạn phải đem nó trồng trong đất, có ánh nắng, có không khí, có độ ẩm, tưới nước bón phân mới có thể nảy mầm, đơm hoa và kết trái, cho nên Nhân – Duyên – Quả, đây là chân lý không phải ai cũng có thể dễ dàng hiểu được.

    Bước thứ nhất của nhân duyên đó là chính kiến, phải có chính kiến, có nhận thức chính xác, không được ngộ nhận sai lầm.

    Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều nhận thức sai lầm tự thân không biết, thị phi, thiện ác, tốt xấu, đều có tiêu chuẩn nhất định của nó, nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nhận biết được. Từ góc độ con người mà nhìn đồ vật, đôi khi cùng là một sự vật nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau.

    Là người tri thức, là học giả, hay là bậc thánh hiền, mỗi người đều có chính kiến của riêng mình. Cùng là một ly nước, có người thì chỉ nhìn ra đó là ly nước, nhưng có người lại nhìn ra nó được làm bằng sứ, là xuất xứ từ đâu, giá trị bao nhiêu… có thể nhìn thấy rất nhiều bên trong.

    Có nhân duyên tốt, có nhân duyên xấu, trong đó mỗi người chí hướng khác, có người có mặt này nhiều, mặt kia ít, có người mặt kia nhiều mặt này ít, cho nên, nhân duyên phải vừa đủ, nó mới trở thành thiện duyên. Đôi khi, dù chỉ là tình cờ, bạn nghe thấy tôi nói một câu nói vô tình nào đó, sau khi nghe xong, nó lại trở thành là duyên.

    Duyên cần phải có điều kiện, không thể đơn độc tồn tại, ví như con người chúng ta thì không thể nào đơn độc tồn tại. Người thì cần phải có ăn cơm, mà có gạo thì cần có nông dân cấy trồng, cần mặc quần áo, mà quần áo thì lại cần có người dệt vải, cần mua sắm đồ dùng, cần có thương nhân, v.v., con người cần phải có rất nhiều nhân duyên mới có thể tồn tại.

    Cũng chính bởi Nhân – Duyên – Quả là chân lý vĩnh hằng, nên cổ nhân vẫn dạy rằng: Làm người phải hành thiện, tích đức, làm nhiều việc tốt kết thiện duyên, như vậy mới có thể sống an lạc, đủ đầy.
    Theo Phụ Nữ Today​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người