Lương thiện là bản tính của sinh mệnh con người, chúng ta làm người lương thiện, thì chính là đang quay trở về với chính mình. Vậy mới nói, hành thiện tích đức không bao giờ là thua thiệt... Giúp người kỳ thực là giúp mình Tuần trước, trợ lý của tôi ở trước của khu cư xá đã nhặt được số tiền 13 triệu đồng, sau nhiều công sức, đã tìm ra được chủ sở hữu của số tiền đó. Đương nhiên, điều tôi muốn nói hôm nay, không chỉ là chuyện này. Một tuần sau, trợ lý của tôi nhận được thông báo đã vượt qua kỳ khảo thí, số điểm còn vượt quá 30 điểm. Tôi rất vui mừng cho cô ấy, cô gái xinh đẹp này, vài ngày trước nhặt được số tiền lớn như thế, lại đem trả lại cho người đánh mất, sáng nay, lại vui mừng báo tin cho tôi rằng đã vượt qua được kỳ khảo thí, đúng thật là người hiền đều có trời giúp, người lương thiện thì không sợ thiệt thòi. Thế nhưng, cũng có người đặt ra nghi ngờ khi nghe tôi nói về chuyện này: “Chị Tô Tâm à, chị nói người tốt thì sẽ được phúc báo sao? Em không nghĩ như vậy đâu, nếu là như vậy thật, tại sao có rất nhiều người lương thiện, lại không được phúc báo nào, chị giải thích được không?” Chuyện này, dùng vài câu đơn giản mà nói, khó có thể nói cho rõ ràng được. Bạn cho đi lương thiện, có lẽ sẽ không lập tức nhận được báo đáp, nhưng nhất định tại phương diện nào đó mà có thể được đền bù. Mấy năm trước, tôi có phỏng vấn một doanh nhân địa phương, ông ấy đã dẫn tôi đi thăm công ty của mình. Đằng sau ký túc xá dành cho nhân viên, tôi phát hiện nơi đây có nuôi mấy con gà, trồng mấy luống rau, bên cạnh còn có một cặp vợ chồng già, đang ngồi khoan thai dưới bóng cây hóng mát. Tôi cảm thấy khó hiểu, bèn hỏi vị doanh nhân: “Trong công ty của ông, sao lại có công nhân lớn tuổi như vậy?”. Vị doanh nhân cười cười: “Đó là 2 vị trưởng bối của tôi, bọn họ không có con cái, nên ở tại nhà tôi dưỡng lão ấy mà”. Tôi “À” một tiếng, lúc ấy cũng không có suy nghĩ nhiều. Về sau, có cơ hội gặp lại vị doanh nhân này, mới nghe được câu chuyện trước đây của ông ấy. Nhiều năm trước, cha của chủ doanh nghiệp này, bởi vì làm ăn không tốt, mất việc trở về nhà. Ngoại trừ mấy gian phòng cũ, còn lại chẳng có thứ gì. Mỗi ngày, họ chỉ biết ăn uống cầm chừng, ăn bữa nay lo bữa mai. Cuối cùng, dù người mẹ của doanh nhân này đi khắp nơi vay mượn, cũng không mượn được dù chỉ một hạt gạo. Buổi tối hôm đó, khi cả nhà đang u sầu, nghĩ đến ngày mai không biết đi đâu về đâu thì có một người hàng xóm tới gõ cửa, lưng vác theo một túi gạo, vội vàng đặt trước cửa rồi rời đi. Cha mẹ của vị doanh nhân, nhìn theo bóng dáng của vị hàng xóm, cảm kích mà nói với các con: “Sau này các con có tiền đồ, nhất định phải báo đáp người ta, ân nhỏ còn không dám quên, huống chi đây là ân cứu mạng”. Rất nhiều năm sau, đứa con của gia đình nọ đã trở thành một doanh nhân thành đạt, tài sản hàng trăm tỷ đồng. Ông trở về cố hương, nghe ngóng tin tức của người hàng xóm năm nào để báo đáp ân tình. Gia đình hàng xóm kia giờ đã già, hai vợ chồng lại không có con cái, cuộc sống rất khó khăn. Vị doanh nhân liền bố trí một căn phòng tại khu nhà cho nhân viên, rồi đưa 2 vợ chồng già kia về đó phụng dưỡng. Cuộc sống chính là một tiếng vọng lớn, bạn đem lương thiện trao cho người khác, cuối cùng sẽ nhận được thiện chí từ mọi người. Bất luận bạn tốt với ai, sau này bạn sẽ hiểu, đó thực ra là đối tốt với chính mình. Hết thảy phúc điền, đều không ly khai khỏi cái tâm. Nội tâm nuôi dưỡng hạt giống thiện lương, thì một ngày nào đó sẽ đơm hoa kết quả. Hành thiện không cầu được báo đáp Một người bạn của tôi, mỗi năm đều âm thầm tài trợ cho mấy gia đình khó khăn trong kỳ thì tuyển sinh đại học. Ông thường để người khác thay mình ra mặt, chứ chưa bao giờ để đối phương biết mình là ai. Tôi cảm thấy khó hiểu, liền hỏi người bạn đó nguyên nhân. Người bạn nói, một là để giữ sự tự tôn cho bọn trẻ, để bọn chúng cảm thấy thoải mái mà nhận trợ giúp; hai là không để cho bọn trẻ có tư tưởng gánh nặng, nghĩ đến việc phải báo đáp sau này. Tôi càng không hiểu: “Vậy mục đích của anh là gì nào?” Anh nói: “Hạnh phúc và bình an trong tâm hồn. Những năm này, công ty của tôi làm ăn rất thuận lợi, từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh, và tôi nghĩ rằng tất cả điều này đều không tách khỏi từng ý niệm tốt, từng việc làm tốt của chính mình. Tôi làm điều tốt, không phải để được biểu dương, mà chỉ để tâm của mình cảm thấy thoải mái”. Lòng tốt thực sự, chính là làm việc tốt mà không cần kéo theo lá cờ “tôi làm việc tốt”, mà là trong âm thầm lặng lẽ mà làm, hành thiện không cần báo đáp, thiện ý cứu người như dòng nước lặng trôi. Hơn nữa, trong lúc tích đức hành thiện, nội tâm tự nhiên sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Khi tâm an vui, thì các tế bào của cơ thể cũng đều an vui, theo góc độ khoa học mà giảng, thân thể cũng sẽ theo đó mà trở nên khỏe mạnh, đây chính là hồi báo tốt nhất cho lương thiện, không phải sao? Chịu thiệt chịu khổ chính là một loại phúc Thời cổ đại có một người đàn ông sống rất lương thiện, cả đời tích phúc tích đức, con cháu đầy đàn. Trước lúc lâm chung, con cháu ông quỳ gối trước giường nói: “Bố sắp rời xa chúng con rồi, bố có muốn nhắn nhủ điều gì với chúng con không?”. Người đàn ông lương thiện nói: “Các con chỉ cần ghi nhớ 4 chữ: ‘Học chịu thiệt thòi'”. Người đàn ông này, đối với con cháu, sự quan tâm lớn nhất chính là giúp chúng hiểu được: Chịu thiệt chịu khổ chính là phúc. Kỳ thực, người lương thiện sẽ không thiệt thòi. Đời người chính là một bàn cờ lớn, bạn ở nơi này quanh co một chốc, nhưng có thể là đang tích lũy lực lượng. Theo Phật gia mà nói, phúc báo chính là ở phía sau. Điều bạn nhận được bây giờ, chính là do cái tâm trước đây từng tạo; tương lai của bạn, đều là do tư tưởng của bạn ngay tại giây phút này. Sưu tầm