Tam Thân Phật

Thảo luận trong 'Tư vấn phật pháp'

Tags: Add Tags
  1. duy huỳnh

    duy huỳnh New Member

    HỎI:
    " Nam Mô A Di Đà Phật!
    Con muốn hỏi 2 vấn đề, mong quý thầy giúp con ạ:
    1. Con đọc 1 số tài liệu có nói Phật có đến 3 thân: Pháp thân, báo thân, ứng thân. Điều này con mãi mà không hiểu được, con xin thầy giải thích cho con ạ.
    2. Con đọc Mật Tông thì có tài liệu ghi: giáo chủ của tông phái Mật giáo không phải là Đức Phật Thích Ca mà là Pháp thân của Đức Thích Tôn, tự là Đức Đại Nhật Như Lai hay Đại Tỳ - nô - giá - na - Phật. Xin thầy giảng thêm cho con ạ?
    Con xin chân thành cảm ơn. "
     

    Bình Luận Bằng Facebook

  2. HueNhan

    HueNhan Member

    [​IMG]

    ĐÁP:

    Xin chào bạn!

    1/ Sau khi đức Phật ngồi dưới cội Bồ Đề 49 ngày, Ngài đã chứng được quả vị giải thoát và đồng thời chứng được ba thân. Ba thân ấy, đó chính là:

    Pháp thân: Bản thể vốn trong sáng, vắng lặng, thường còn của tất cả các pháp. Hình dáng của các pháp thì muôn vàn sai biệt, biến đổi không ngừng, nhưng bản thể của pháp thì chỉ có một, và thường còn không biến động. Theo nghĩa trên, pháp thân đồng nghĩa với Chân Như, Pháp tính, Thực tướng, Niết Bàn v.v…Do pháp thân không hình tướng, cho nên mắt bình thường không nhìn thấy được.

    Báo thân: là do nhân đời trước mà đời này thọ quả nơi thân, cái thân này chính là báo thân. Như thân của Phật do tu tập trải qua ba đại kiếp, cho nên mới có thành tựu được như vậy.

    Ứng thân : hay còn gọi là hóa thân. Đức Phật cũng vì lòng từ bi mà tùy theo duyên của từng chúng sinh mà thị hiện độ hóa. Ngài có thể thị hiện dưới dạng: Bồ Tát, Thanh Văn, Chư Thiên,v.v..

    2/ Đức Phật sau khi chứng quả Bồ Đề thì Ngài chứng được tam thân: Pháp thân là Tỳ Lô Giá Na Phật ( hay còn gọi là Đại Nhật Như Lai ); Báo thân là Lô Xá Na Phật; Ứng thân là Thích Ca Mâu Ni Phật. Như vậy Tỳ Lô Giá Na Phật là pháp thân của ứng thân Thích Ca Mâu Ni Phật. Mà pháp thân thì không hình, không tướng thì không thể nào thuyết pháp, mà chỉ có báo thân và ứng thân mới có khả năng thuyết pháp.Bên cạnh đó, trong Mật tông được chia làm hai giáo pháp: hiển giáo và mật giáo. Hiển giáo là những lời dạy của ứng thân Phật, như Đức Phật Thích Ca tùy duyên mà thuyết pháp cho chúng sinh. Còn Mật giáo, là một nhánh của Phật giáo, là những pháp môn mầu nhiệm, bí mật mà chỉ được trao truyển theo dạng tâm truyền cho tâm, giữa thầy và trò, giữa Phật, Bồ Tát và Thánh chúng. Giáo chủ của Mật tông là Tỳ Lô Giá Na Phật ( Đại Nhật Như Lai).

    Như Bồ Tát Kim Cang Tát đỏa ( là sơ tổ của Mật Tông ) nhờ quán đảnh mà tiếp nhận pháp vi diệu của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na và truyền thừa tông phái này. Như trong kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vì lợi ích của ích chúng sinh mà đã nói ra chú Đại Bi, khi vào thời quá khứ Thiên Quang Vương Tĩnh Trụ Như Lai đã truyền cho ngài.

    Chúc bạn vô lượng an lạc và luôn tinh tấn trên con đường tu tập.
    Nam Mô A Di Đà Phật
     
    dinhphongduy huỳnh thích bài này.
  3. duy huỳnh

    duy huỳnh New Member

    Cám ơn qúy thầy cho con thêm hiểu biết.
    Nam mô A di đà Phật
    Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật
    Nam mô Đại từ Đại bi Quán thế âm Bồ tát
    Nam mô Đại nguyện Địa tạng vương Bồ tát
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đều trọn thành Phật đạo.
     
    dinhphong thích bài này.
  4. dinhphong

    dinhphong New Member

    a di đà phật
     
  5. Antonytran186

    Antonytran186 New Member

    Nam mô a di đà phật
     

Chia sẻ bài viết đến mọi người