Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Con người sở dĩ được gọi là con người là do có nhận thức sáng suốt, biết suy xét tìm tòi và biết ứng dụng linh hoạt theo hoàn cảnh cuộc sống mà duy trì giềng mối đạo đức.

    [​IMG]
    Một người không có hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng bản chất cuộc sống thì dễ nói năng, hành động làm đau khổ người khác.

    Người cống cao ngã mạn là người coi trọng “cái tôi” của mình lên trên hết. Nó là biểu hiện sự so sánh của tâm hơn thua và bằng để phân biệt đúng sai với mọi người, đặc biệt là không chịu nhún nhường bất cứ một ai. Người tự tin chính mình là người biết nhìn lại mình từ ý nghĩ, lời nói cho tới hành động nên không bao giờ cống cao ngã mạn, khinh thường người khác.

    Người tự cao là người luôn khinh thường người khác vì nghĩ mình giỏi hơn người. Loại người thứ nhất họ biết nhìn lại mình nên họ sẽ cẩn thận hơn với những gì họ nói và làm để không làm tổn hại một ai cả. Loại người thứ haisẽ làm bất cứ điều gì để chứng minh cho người khác thấy họ đang tài giỏi hơn mọi người, từ đó dẫn đến chủ quan mà quyết định sai lầm do không có suy nghĩ chín chắn.

    Chúng ta đừng bao giờ sống mà tự cao quá mức sẽ dễ dàng dẫn đến thất bại vì không có sự học hỏi, tìm hiểu những thành công của người khác. Người ta có thể yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ người biết nhìn nhận lỗi lầm của mình sau khi vấp ngã chứ ít ai san sẻ hay bảo vệ người cho mình là giỏi hơn hết. Chúng ta sẽ cô độc trong cuộc sống mà chính chúng ta đã tạo ra.

    Người ngã mạn thường khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoáncho rằng mình hơn người. Cống cao, ngã mạn, khinh người là con đẻ của sự chấp ngã thân này là thật ta và của ta. Có nhiều người trình độ hiểu biết có hạn chế nhưng vẫn nghĩ mình hơn người khác về mọi mặt, vì chấp ngã, tự ái nặng nề nên họ lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng coi thường người khác. Từ chỗ thấy mình hơn do chấp vào “cái tôi” này mà ta đã tạo ra bao phiền muộn, khổ đau cho nhiều người.

    Trong ngôn ngữ của thể chế độc tôn, con người ta bắt buộc phải tôn vinh người có quyền hành cao nhất và xem mình là kẻ hèn mọn, thấp kém. Tất cả mọi người từ quan quân, sĩ tướng đều quỳ mọp xuống để thưa hỏi hay trình bày một điều gì.

    Người cống cao ngã mạn khi làm việc nào đó được thành công thì họ lên mặt hống hách, tự thấy mình là người tài ba, lỗi lạc bậc nhất nên dễ coi thường và khinh khi kẻ khác mà dẫn đến nhiều người không ưa thích. Như chúng ta đã biết, ngã mạn là một trong sáu món căn bản phiền não là tham-sân-si-mạn-nghi-ác kiến có gốc rễ sâu dày từ si mê, chấp ngã mà ra.
    Chúng ta muốn diệt trừ nó hoàn toàn thì phải không còn chấp trước, dính mắc thân tâm này làm ngã, tất cả mọi hiện tượng sự vật cũng không thật thể. Ngoài ra, chúng ta phải cố gắng nỗ lực tu học, buông xả từng ý niệm khi vừa phát sinh. Nếu chúng ta tôn trọng quá mức đối với một người nào đó sẽ dễ sinh niệm tự hào, tự cao, tự đại.

    Phật dạy trong mỗi người chúng ta nếu ai chấp ngã nặng sẽ có 3 dạng tâm lý ngã mạn là: Ngã mạn tuổi trẻ, ngã mạn không bệnh và ngã mạn sự sống. Tuổi trẻ thường có thái độ chủ quan, bảo thủ sai lầm nên dễ cống cao ngã mạn. Trong 10 điều tâm niệm có nói nếu thân không bệnh thì tham dục dễ sinh. Do đó, người không bệnh dễ sinh tâm lý bám víu vào thân thể cho rằng nó mạnh khoẻ hoài hoài rồi cuối cùng dẫn đến ngã mạn sự sống là cậy sống lâu mà làm việc xấu ác làm tổn hại cho người và vật.

    Cả ba loại ngã mạn này ngày càng làm cho con người ta thêm say mê, đắm nhiễm vào chúng, rồi từ đó càng bị sa đọa, dính mắc vào những nghiệp xấu ác bởi thấy mình là hơn hết. Ngã mạn tức là hình thái chấp thủ vào “cái tôi” và “cái của tôi” mà sinh ra cống cao, tự đại, thấy mình hay và tài giỏi hơn mọi người.

    Con người sở dĩ được gọi là con người là do có nhận thức sáng suốt, biết suy xét tìm tòi và biết ứng dụng linh hoạt theo hoàn cảnh cuộc sống mà duy trì giềng mối đạo đức. Nếu một người nào không có hiểu biết gì hoặc hiểu biết không đúng bản chất cuộc sống thì dễ dẫn đến nói năng, hành động làm đau khổ cho nhiều người khác.

    Vì thế, mỗi con người chúng ta cần phải học hỏi, trau giồi trí tuệ bằng cách thường xuyên nghiệm xét, quán chiếu để biết rõ được bản chất của cuộc sống. Nhất là đối với tuổi trẻ còn đang trong giai đoạn học hỏi cần phải suy xét tìm tòi, trải nghiệm chân lý sống bằng nhận thức sáng suốt để tiếp nhận ánh sáng trí tuệ mà biết cách soi sáng muôn loài vật. Tuy con người cần phải thường xuyên học hỏi, chiêm nghiệm thực tế cuộc sống để trau giồi trí tuệ.
     
    LIXA thích bài này.

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người