Tổ tiên, ông bà cha mẹ làm ác khiến con cháu gánh chịu?

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Có hay không việc ông bà cha mẹ làm điều ác mà con cái phải gánh chịu, cớ sao người con lại đến với cha mẹ ở kiếp này?

    Nương vào lý luận nhân quả của Phật giáo chúng ta thấy, sở dĩ có hiện tượng “tai họa cho con cháu”, nguyên nhân chính là do “Cùng nghiệp đi với nhau, cộng nghiệp chiêu cảm lẫn nhau, quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại”.

    Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại nghiệp duyên: một là để báo ơn, 2 là để đòi nợ, 3 là để trả nợ, 4 là để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ kiếp này.

    Đừng hỏi tại sao có những gia đình bố mẹ đều tử tế, hiền lành mà sinh ra con cái lại nghịch ngợm hay cướp giật. Đừng hỏi tại sao rất nhiều những gia đình quan tham đều có con cái phá gia chi tử, ăn chơi cờ bạc bắt bố mẹ trả nợ hết lần này tới lần khác. Đơn giản thôi, tiền tham nhũng mà quan tham kiếm được vốn không phải là tiền thực trong túi họ, nên bằng cách này hay cách khác cũng sẽ đội nón ra đi, của thiên lại trả địa. Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ thôi.

    [​IMG]
    Cha mẹ làm ác con cái phải chịu?

    Đừng hỏi tại sao những người đàn ông vốn đã từng làm khổ nhiều cô gái hoặc tính tình lăng nhăng thì thường sinh ra nhiều hơn 1 cô con gái. Số phận những cô con gái đó sướng khổ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp lực mà bố mẹ đã tạo ra trong quá khứ, người bố từng phũ phàng với nhiều cô gái thì cô con gái sau này nhiều khả năng cũng bị khổ sở vì đàn ông phũ phàng. Người bố sinh nhiều con gái nhưng vẫn hết lòng thương yêu vợ con, sau này các con sẽ vô cùng có hiếu. Nếu ác nghiệp kiếp trước đã hết, lại được thiện nghiệp kiếp này vun dày thì cuối đời chỉ cần ngồi hưởng hạnh phúc, gia đạo yên vui. Con cái đến hồi báo hiếu.

    Mình biết có 1 bác gái này xinh đẹp nhưng hay buông lời gièm pha, nói xấu độc địa người khác, sinh ra 1 cô con gái rất xinh đẹp nhưng đáng tiếc là bị câm bẩm sinh. Khẩu nghiệp của mẹ không tiêu trừ được nên con cái gánh chịu ngay trong kiếp này.

    Có những đứa con duyên mỏng, chỉ ở được với bố mẹ 1 thời gian ngắn rồi lại giã từ cõi trần vì duyên nghiệp trả nợ ( hay báo oán ) đến đó là hết. Trả hết nợ, báo hết oán là sẽ đi.

    Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.

    [​IMG]
    Hãy làm điều tốt để đời sau được hưởng phúc bảo

    Con cái chính là duyên với cha mẹ từ kiếp trước

    Chuyện “tai họa cho con cháu”, phần lớn mọi người đều cho rằng đạo lý này không bao giờ có, bởi vì tổ tiên, cha mẹ làm ác thì có lý nào con cháu phải hứng chịu những hành động ác đó? Như vậy há chẳng phải luật Nhân Quả không công bằng hay sao? Kỳ thật, cái gọi là “tai họa cho con cháu” cũng chỉ là một câu nói theo thói quen, tập quán, chỉ là một hiện tưởng ngoài mặt, chứ phía sau nó còn ẩn chứa một đạo lý rất sâu.

    Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được”. Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, “tự làm tự chịu” là câu nói sắt thép về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay.

    Rất nhiều bằng chứng sống trong xã hội, người tạo nghiệp sát nhưng chưa thấy họ chịu ác báo, là do phước báo của họ chưa hết, với lại duyên chưa đủ để ác báo thành thục. Lúc này có hai loài tình hình và nguyên nhân để con cháu phải bị liên lụy, gặp tai ương:

    Sau khi chúng ta tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu…đây là quả báo của việc sát sinh. Bởi vì do “cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau”. Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau họ mới thọ ác báo này, nhưng do nó có cùng nghiệp với chúng ta nên nó đầu thai vào làm con chúng ta. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay cho tổ tiên, cha mẹ.

    Sau khi sinh con cháu rồi chúng ta mới tạo ác nghiệp: Nếu nó là đứa phước mỏng, vả lại đời trước nó đã tạo nghiệp sát sinh, mà bây giờ chúng ta lại tạo nghiệp ác, khiến cho quả báo sát sinh của con cháu chúng ta đến sớm hơn; đáng lẽ với việc ác đó đời sau nó mới thọ ác báo, nhưng gặp duyên sát sinh của cha mẹ, do vậy mà ngay đời này nó phải hứng chịu ác báo nhiều bệnh tật, chết yểu hay gặp chuyện bất trắc.

    Chuyện con cháu chịu ác báo chỉ là “quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại” mà thôi, nhưng chính vẫn là “tự làm, tự chịu”, điều này cho thấy Luật Nhân Quả rất công bằng.

    Qua đây chúng ta thấy “tai họa cho con cháu”chính là sự kết hợp chặt chẽ của luật nhân quả. Nhờ nó chúng ta mới không còn thắc mắc vì sao người làm ác không thấy họ chịu ác báo, còn người làm thiện không thấy họ gặp quả báo thiện, cũng giải quyết được nghi vấn là tại sao ông bà, cha mẹ làm ác mà con cháu phải chịu ác báo. Cũng giúp cho sự lý của “nhân quả báo ứng” tuy nhỏ nhiệm, ẩn kín khó thấy, nhưng để lại vết tích rất lớn.

    Người trí xem tới đây có thể không chịu giữ giới sát sinh, để nó làm tổn hại đến con cháu mình ngày sau hay sao? Hãy nên phát tâm ăn chay, tích đức tu thiện hầu có được Quả thiện ngay trong đời này hoặc vị lai.
    Theo Phụ Nữ Today​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người