Vài điều sai lầm về phật giáo ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Phật Pháp Vô Biên. Ngài đến để cứu độ chúng sinh, truyền Chính Pháp dạy bảo con người tu luyện quay về bản tính tiên thiên của mình vốn là Chân là Thiện, không bị ràng buộc được mất ở thế gian mà quên mất đường về.

    [​IMG]
    Giới, Định, Huệ là Pháp tu của Ngài truyền dạy cho con người vào thời hơn 2500 năm trước và thời bấy giờ thì chữ viết cũng chưa được phổ biến và hoàn thiện, giấy viết cũng không có (thời bấy giờ chỉ dùng sách tre là chủ yếu), nên ít có kinh sách lưu lại cho đến khi Đức Phật nhập niết bàn thì 500 năm sau đó xã hội phát triển thì người ta mới có điều kiện ghi lại những lời Phật dạy và gọi là kinh sách... nhưng không thể tránh những điều sai sót như một số người tu dựa vào sự chứng ngộ của bản thân mà giải thích kinh Phật, người giải thích thế này, người giải thích thế khác, rồi còn tự cho lời nói của mình là lời Phật dạy nên đưa đến Phật giáo bị suy tàn ở Ấn Độ và làm cho nhân loại đi đến ngày Mạt Pháp. Ngày nay đã đến tận kiếp của Mạt pháp rồi, con người không còn Pháp trong tâm để câu thúc bản thân, chỉ vì danh vì lợi mà làm hại người khác không chừa một thủ đoạn nào... Nói đến chữ tu luyện thì bị cho là mê tín, bài trừ, đã kích... chẳng phải nhân loại đã đến thời cực kỳ nguy hiểm rồi sao. Chẳng phải Đức Phật đã dự ngôn rằng Pháp của Ngài chỉ dùng được khoảng hơn 2500 năm sao. Đã đến tận kiếp của thời Mạt Pháp rồi mà con người thế gian vẫn không ngộ ra. Nhưng lành thay hoa Ưu Đàm Bà La 3000 năm đã khai nở khắp thế gian, Đức Phật từ bi đã tới truyền chính Pháp cứu độ chúng sinh. Người hữu duyên còn thiện trong tâm tất nhiên sẽ gặp Ngài, có được cứu độ hay không cũng chính là có ngộ được pháp của ngài hay không. Mọi người luân hồi khổ cực mấy ngàn năm, thành người kiếp này cũng chính là có nhân duyên tại kiếp này, chờ đợi giây phút này. Nếu không sớm tỉnh mộng, thức tỉnh cơn mê thì sau này sẽ hối hận ngàn thu.

    Là một quốc gia có truyền thống Phật giáo, nhưng nhiều người Việt Nam ít có ai hiểu biết về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, và dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay.

    1. Đức Phật là đấng thần linh không có thật Với một tín đồ Phật giáo, điều này nghe có vẻ rất buồn cười, nhưng rất nhiều người Việt hiện nay vẫn không biết Đức Phật là một người có thật và sống rất bình thường và giản dị. Ngài sinh vào khoảng năm 624 trước công nguyên, tên thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử của vương quốc Thích Ca do cha Ngài làm quốc vương. Lãnh thổ của quốc gia Thích Ca hiện nay thuộc về khu vực giáp ranh Nepal và Ấn Độ. Đức Phật Thích Ca sống thọ đến 80 tuổi, nơi sinh, nơi mất và nơi ở của Phật Thích Ca hiện nay đều được các nhà khoa học tìm ra với các chứng tích lịch sử và xá lợi. Đức Phật sinh ra là một con người bình thường như chúng ta không phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó mà thôi. Ngài chỉ hướng cho chúng ta tu để giải thoát sanh tử chứ ngài không bắt chúng ta thợ phượng ngài. Việc thờ phượng Đức Phật là do người đời sau bày vẽ ra, thậm chí mọi người còn mải thờ Phật mà quên mất việc chính là thực hành con đường hạnh phúc mà Phật đã chỉ dạy. Phật là một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có nhiều vị được gọi là Phật. Còn có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc... và chưa ai gặp ngoài đời cả.

    2. Mục tiêu của đạo Phật là vãng sanh Cực Lạc Mục tiêu của đạo Phật không phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ, phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ không thể trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường. Chính vì vậy, trong đạo Phật có một số vị chủ trương hướng dẫn cho Phật tử thực hiện từng bước một. Bước đầu một người có thể tu tập để được tái sinh vào kiếp sau tại một nơi hạnh phúc hơn (như cõi trời hay cõi Cực Lạc chẳng hạn) sau đó tại nơi ấy họ sẽ tiếp tục tiến bộ để được thoát khổ hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có những vị không cần thông qua con đường ấy mà tập trung thực hành ngay tại đời sống con người cũng đạt được kết quả giác ngộ. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều người hay đệ tử của Đức Phật (đều là người có thật) và các vị xuất gia sau thời Phật đạt được giác ngộ ngay khi đang sống ở cõi người. Vì vậy, có thể nói vãng sanh Cực Lạc là một mục tiêu cao quý trong đạo Phật nhưng chưa phải là kết quả cuối cùng mà Phật muốn con người đạt được.

    3. Theo con người thì các đức Phật sẽ ban phát tài lộc nên ngày nay hầu hết các ngôi chùa ở Việt Nam đều có sự thờ cúng hương khói. Có những chùa người tu hành ít nhưng hoạt động cúng bái, lễ hội cho lữ khách thập phương diễn ra vô cùng sôi động. Rất nhiều người đến Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền tài, nhà cửa hoặc con cái, thực ra đây là một quan niệm không đúng với lời dạy của Phật. Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ không hề ban phát tài lộc hay sự sung sướng. Muốn được hạnh phúc thì tin và thực hành theo Luật Nhân Quả và cách tốt nữa là nghiên cứu con đường Phật để lại rành rành qua Tứ Diệu Đế, không nên mang xôi gà, hoa quả đến cầu Phật ban phước làm chi.

    4. Niệm Phật là đọc danh hiệu Phật Tụng kinh, niệm Phật là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê. Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi chẳng tìm hiểu nghĩa. Bên cạnh đó, việc liên tục đọc “Nam mô Ai Di Đà Phật” cũng được coi là một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và không hứng thú với đạo Phật. Thực ra, chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ không phải ở hình thức như nhiều người vẫn nghĩ.
    5. Hơn 2500 năm trước, vốn nhân loại vừa mới thoát thai từ xã hội nguyên thủy, tư tưởng khá đơn giản, nông nghiệp lạc hậu, sơ khai, chủ yếu sống bằng chăn nuôi du mục, thực phẩm là khó khăn trong thời kỳ này nên thịt là thức ăn chủ yếu, nên không có giới cấm ăn thịt. Cấm ăn thịt là nhân loại sau này tự đặt ra. Người xuất gia theo Đạo Phật đều phải ăn chay Ăn chay chỉ là một việc làm được khuyến khích để tăng trưởng lòng từ bi chứ không phải là một loại quy định cấm kỵ trong đạo Phật. Trong đạo Phật chỉ cấm người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện. Thời xa xưa, người dân chưa quen ăn chay nên có khi người ta cúng cho các vị tăng cả thịt cá, các thầy ăn đồ ấy. Ngày nay điều kiện kinh tế khá hơn, Phật tử chuẩn bị được đồ chay cho chùa chiền nên các nhà sư mới có thể ăn chay liên tục được
    6. Giáo lý quan trọng nhất là các bộ kinh Nhiều người nói đến đạo Phật là khoe ngay mình đã đọc thuộc bao nhiêu bộ kinh, đã tu qua những phẩm nào, nhưng đó không phải điều cốt yếu mà Phật chỉ dạy. Giáo lý quan trọng nhất trong đạo Phật cũng chính là những giáo lý cơ bản nhất mà Đức Phật luôn nhắc đến trong mọi trường hợp, đó là Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế. Tìm hiểu đạo Phật mà chỉ thích những giáo lý cao siêu, chúng ta càng dễ xa rời chân lý. Ai cho rằng các bài kinh có hiệu quả cao siêu hơn cả các giáo lý căn bản, đó là một suy nghĩ sai lầm vì vấn đề trong kinh điển đều để làm rõ hơn cho Luật Nhân-Quả và Tứ Diệu Đế mà thôi, chưa có có nhiều kinh điển đã bị ngụy tạo hoặc chỉnh sửa không còn đúng với ý Phật nữa. Do vậy, người Phật tử chúng ta cứ nắm chắc giáo lý căn bản của Luật Nhân Quả trước rồi tìm hiểu thêm các kinh điển cũng chưa hề muộn, lại yên tâm vì luôn theo đúng lời Phật nói.

    7. Đạo Phật chỉ dành cho người già?
    Đạo Phật dành cho bất cứ ai muốn cải thiện đời sống theo hướng tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn... và đặc biệt là rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên ở Việt Nam lâu nay lại tồn tại quan niệm “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, coi việc đến chùa, học Phật chỉ dành cho những người cao tuổi, không còn việc gì khác để làm.Nếu bạn là người trẻ, hãy đến với đạo Phật thông qua các trang Facebook, video, sách vở hoặc mạnh dạn đến một ngôi chùa nào đó bày tỏ mong muốn của mình, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự hoan nghênh và giúp đỡ nhiệt tình của các sư thầy, sư cô. Đạo Phật cung cấp nhiều tri thức khoa học, tâm lý, đạo đức bổ ích cho cuộc sống và công việc của chúng ta và nhất định sẽ giúp ích được càng nhiều nếu bạn tìm hiểu càng sớm. Đừng chờ đợi đến khi không còn sức lực và mọi chuyện đều đã trôi qua rồi mới khám phá chân lý (chân đạo), cách sống đúng, như vậy thì quả là điều đáng tiếc cho tuổi trẻ.
    Tinhtam.vn​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người