Vì sao nói "Vắng như chùa Bà Đanh"

Thảo luận trong 'Tin phật giáo mỗi ngày'

Tags: Add Tags
  1. admin

    admin Administrator Staff Member

    Từ lâu, câu thành ngữ "vắng như chùa Bà Đanh" đã được người Việt Nam sử dụng để chỉ những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Vậy nguồn gốc của câu thành ngữ này từ đâu?

    Chùa Bà Đanh là một danh thắng ở Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, từ xưa gắn liền với câu thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh”. Đã là một danh thắng, tại sao lại bị xem là vắng vẻ?

    Từ Hà Nội đi theo hướng quốc lộ 1A cũ, đến thành phố Phủ Lý rẽ vào quốc lộ 21, đi qua cầu Quế hơn 1km, chùa Bà Đanh nằm sâu trong những bóng cây. Đi qua hết cầu treo Cấm Sơn bắc qua sông Đáy, vòng lên một đoạn đường cheo leo, tấm biển “Di tích lịch sử văn hóa chùa Bà Đanh và núi Ngọc” mới hiện ra.

    [​IMG]

    Con đường đến với chùa Bà Đanh vô cùng xa xôi, cách trở. (Ảnh: Internet)
    Ngôi chùa linh thiêng, cổ kính nhìn ra con sông Đáy có một quan cảnh vô cùng vắng lặng. Chùa thuộc địa phận thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách núi Ngọc khoảng 100m. Đây là một địa điểm rất xa xôi và cách trở so với trung tâm thành phố Phủ Lý.

    [​IMG]

    Ngôi chùa với quần thể kiến trúc cổ kính. (Ảnh: Internet)
    [​IMG]

    [​IMG]

    Hoa văn trang trí trên các cột đá, đỉnh hương vô cùng tinh xảo. (Ảnh: Internet)
    Danh thắng chùa Bà Đanh là một quần thể những công trình gồm nhà Bái Đường, nhà Thượng Điện, nhà Rung Đường, phủ thờ Mẫu, nhà tổ…Các cột đá, chi tiết kiến trúc được chạm khắc theo đề tài “Ngũ Phúc”, “Tứ Linh”…vô cùng tinh xảo.

    Chùa Bà Đanh có tên chữ là Bảo Sơn Tự, ngoài thờ Phật còn thờ Thái Thượng Lão Quân, Nam Tào, Bắc Đẩu và Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân – mẹ Mây, Pháp Vũ – mẹ mưa, Pháp Lôi – mẹ Sấm, Pháp Điện – mẹ Chớp.
    Nhiều sử liệu ghi lại việc dựng xây chùa gắn liền với một số truyền thuyết kì lạ như tích về mẹ Phật Man Nương, được cho là nguồn gốc của Tứ Pháp, lưu truyền rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

    [​IMG]

    Đường vào sân chùa vô cùng vắng vẻ. (Ảnh: Internet)
    Pho tượng trang nghiêm Bà Chúa Đanh được thờ trong tự tương tuyền là một người con gái được trời Phật phái về để trông coi vùng đất này. Chuyện kể lại rằng, khi chùa Bà Đanh được xây dựng xong thì đời sống của nhân dân trong vùng tốt đẹp hơn, không còn thiên tai, mất mùa. Trong tâm thức của người địa phương, Bà Chúa Đanh là vị thần của sự phồn thịnh, hạnh phúc và no ấm cho người nông dân.

    Nhiều lời truyền miệng kể lại rằng phần vì chùa Bà Đanh rất linh thiêng nên khách thập phương cũng ít dám ghé thăm vì sợ phạm húy, phần vì đường xa, giao thông không thuận tiện nên từ lâu chùa Bà Đanh đã vắng vẻ, ít có người ghé đến. Từ đó, câu thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” dần dần lưu truyền trong dân gian.
    Theo SKCĐ​
     

    Bình Luận Bằng Facebook

Chia sẻ bài viết đến mọi người